0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hoàn thiện thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KHU CÔNG NGHIỆP (KCN) TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH (Trang 81 -82 )

1. Tính cấp thiết của đề tài

5.2.1. Hoàn thiện thể chế

Giải pháp hoàn thiện thể chế do kết quả khảo sát thì yếu tố tin cậy được khách hàng đánh giá cao nhất, Chi cục được khách hàng tin tưởng nhất, trong đó việc Chi cục tình hiểu các vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn cho phù hợp là vấn đề rất quan trọng. Bởi vì khi một lô hàng nếu có vướng mắc phát sinh sẽ làm tăng thời gian và chi phí cho doanh nghiệp vì chậm được thông quan. Chính làm tốt công tác giải quyết vướng mắc nên Chi cục đã được doanh nghiệp đánh giá cao. Do các vướng mắc liên tục phát sinh trong quá trình làm thủ tục và trao đổi trong nhóm nhận thấy các vướng mắc này xoay quanh vướng mắc về các chính sách, thể chế là chủ yếu, nên giải pháp này được nêu đầu tiên. Giải pháp này gợi ý một khung pháp lý thống nhất, hoàn chỉnh, đầy đủ trong việc áp dụng, đảm bảo cho các đối tượng tham gia và các dịch vụ hải quan sẽ được đáp ứng nhu cẩu một cách tốt nhất.

Giải pháp này được áp dụng sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ trong phạm vi Chi cục Hải quan KCN Trảng Bàng. Đầu tiên là thể chế, chính sách thống nhất giúp cho công tác phối hợp kiểm tra chuyên ngành giữa các Bộ ngành trở nên chặt chẽ, thống nhất hơn. Do đó, giảm thiểu thời gian chờ của các bên, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp theo, thể chế, chính sách thống nhất làm giảm thiểu những vướng mắc, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Nhờ đó, Chi cục hỗ trợ doanh nghiệp nhanh hơn mà không cần xin ý kiến từ các cấp do có vướng mắc phát sinh.

Về việc thực hiện, Chi cục tham gia đóng góp kiến nghị dưới góc độ và đặc thù tại địa bàn, làm cơ sở để xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý trên cơ sở rà soát, xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình thủ tục hải quan đáp ứng yêu cầu mô hình hải quan thông minh, số hóa các nghiệp vụ hải quan. Những kiến nghị của Chi cục góp phần vì các mục tiêu của Ngành, gồm: xây dựng các Nghị định, Thông tư sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư hiện hành trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực, khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các thông lệ tốt của quốc tế; bổ sung các quy định liên quan đến quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; áp dụng đồng bộ phương pháp quản lý theo chuỗi, theo định danh để quản lý doanh nghiệp, hàng hóa, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối; bổ sung các quy định để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc triển khai mô hình quản lý hải quan thông minh, biên giới thông minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KHU CÔNG NGHIỆP (KCN) TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH (Trang 81 -82 )

×