Ứng dụng công nghệ theo mô hình hải quan thông minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ tại CHI cục hải QUAN KHU CÔNG NGHIỆP (KCN) TRẢNG BÀNG, TỈNH tây NINH (Trang 82 - 84)

1. Tính cấp thiết của đề tài

5.2.2.Ứng dụng công nghệ theo mô hình hải quan thông minh

Dựa trên thông kê giá trị trung bình trong chương trước, kết quả cho thấy yếu tố phương tiện hữu hình, đặc biệt cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin, bộc lộ nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, một số khía cạnh của yếu tố sự đáp ứng cũng chưa thực sự cao, trong khi yếu tố này tác ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ cao thứ hai, chỉ sau sự tin cậy. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ theo mô hình hải quan thông minh là một giải pháp phù hợp với kết quả khảo sát thực tế cũng như định hướng chiến lược của ngành Hải quan.

Cả năm thành phần chất lượng dịch vụ tại Chi cục Hải quan KCN Trảng Bàng được nâng cao nhờ vào việc ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin theo hướng mô hình hải quan thông minh. Giải pháp này tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Quá trình tiếp nhận và xử lý, làm thủ tục hải quan trở nên chính xác, nâng suất và hiệu quả hơn, nhờ cơ chế tự động hóa thay thế yếu tố con người trong nhiều khâu. Hệ thống tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực, tiết kiệm chi phí logistics, thông tin được tổng hợp và truyền tin kịp thời hơn, khả năng kiểm soát và hạn chế tình trạng tắc nghẽn tốt hơn. Người khai hải quan chỉ thực hiện khai thông tin hàng hóa một lần để thực hiện nhiều thủ tục hành chính thông qua hệ thống một cửa quốc gia. Ngoài ra, nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý cũng như cải thiện mạnh mẽ cơ chế tư vấn, giải đáp, đối thoại hai chiều giữa Chi cục và doanh nghiệp nhờ cơ chế tự động hóa liên tục, liền mạch của công nghệ. Doanh nghiệp có thể thực hiện khai báo thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, mọi công cụ; đồng thời có thể dễ dàng theo dõi tiến trình xử lý thủ tục. Thêm vào đó, khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu lớn của công nghệ trong mô hình hải quan thông minh giúp đưa ra những thống kê có ý nghĩa để Chi cục hiểu rõ hơn những nhu cầu và vấn đề vướng mắc của từng doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.

Về phương hướng thực hiện, Chi cục cần thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công từ Cục Hải quan Tây Ninh, Tổng cục Hải quan, cùng với toàn ngành Hải quan trong việc tái cấu trúc hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) theo mô hình hải quan thông minh . Ứng dụng thành tựu mới về công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Bigdata), Phân tích thông minh (BI), Điện toán đám mây (ICloud),...). Song song, Chi cục thực hiện nghiên cứu, đối chiếu với các thực tiễn phát sinh trong công việc để có báo cáo, đề xuất phù hợp với Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh, Tổng cục Hải quan trong việc trong việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan theo chương trình “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Việc thực hiện này để góp phần xây dựng và triển khai hệ thống.

- Hệ thống này cung cấp dịch vụ công trực tuyến mọi lúc, mọi nơi; số hóa chứng từ liên quan đến thông quan hàng hóa, phương tiện; tự động tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả điện tử.

- Hệ thống cung cấp các tiện ích và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan thông qua hệ thống trả lời tự động (chatbot, robotic). Hệ thống tự động giải đáp các vướng mắc mà doanh nghiệp thường gặp liên quan tới thủ tục hải quan. Hệ thống là công cụ hỗ trợ để doanh nghiệp khai chính xác thông tin như là tên hàng, mã số HS, phương pháp xác định trị giá hải quan, xuất xứ, thuế v.v. Hệ thống lưu trữ dữ liệu cần thiết nên không yêu cầu người khai hải quan phải khai lại các thông tin đã sẵn có. Từ đây, hệ thống có khả năng tự động cảnh báo cho người khai hải quan biết trong trường hợp hồ sơ hoặc thông tin khai chưa đầy đủ, thông tin khai không phù hợp với bộ hồ sơ dữ liệu dựa trên dữ liệu khai báo và lưu trữ trước đó. Hoặc là, hệ thống có thể cảnh báo các thông tin khái báo không phù hợp cho công chức hải quan trong trường hợp doanh nghiệp cố tình khai báo không đúng.

- Hệ thống góp phần hiện đại hóa công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Hệ thống có khả năng tự động chỉ dẫn, tham chiếu văn bản quy định pháp luật cần tham khảo. Điều này giúp công chức hải quan giảm thiểu khối lượng công việc do phải tham chiếu nhiều văn bản, tra cứu nhiều thông tin; giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình xử lý và hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống còn tích hợp tối đa thông tin phục vụ cho công chức hải quan chỉ cần tác nghiệp một hệ thống duy nhất khắc phục được tình trạng máy tính phải chạy nhiều phần mềm cùng lúc, dẫn tới hệ thống và mạng Internet bị quá tải.

- Hệ thống có thể phát triển thêm nhiều tiện ích khác. Tiện ích cho phép doanh nghiệp tự theo dõi kết quả xử lý hồ sơ, tiến trình, thời gian giải quyết thủ tục hải quan. Tiện ích phản hồi để các tiện ích số để người dân và doanh nghiệp có thể tham gia góp ý kiến, đánh giá chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ tại CHI cục hải QUAN KHU CÔNG NGHIỆP (KCN) TRẢNG BÀNG, TỈNH tây NINH (Trang 82 - 84)