Đặc điểm địa lí Đình Bảng

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 25)

2.1 Điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch

2.1.5 Đặc điểm địa lí Đình Bảng

2.1.5.1 Lành thổ và dân cư

Đình Bảng ngày nay là một trong 11 đơn vị xã và thi trấn ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là xã duy nhất có 15 xóm hợp lại thành một làng –cả làng thành một xã.

Đình Bảng nằm trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng , trải dài theo trục quốc lộ 1A, đường xe lửa từ Hà Nội-Hữu nghị quan, cách thủ đô Hà nội 16km về phía Bắc. Đông Bắc giáp thị xã Tân Hồng, đường liên tỉnh 295. Bắc giáp xã Đồng Quang . Tây bắc giáp xã Đông Khê. Nam giáp xã Ninh Hiệp. Tây Nam giáp xã Yên thường.

Chiều dài từ ranh giới Hà Nội đên thị xã Từ Sơn: 2,500 km, chiều rộng từ giáp xã Ninh Hiệp tới xã Châu khê và Đồng Quang:2,3 km. Đông Nam giáp Phù Chẩn: 1km Thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất này sông nước, đồng ruộng phì nhiêu tươi tốt, cảnh tró hữu tình.

Từ ngàn năm xưa , nằm trong xứ Bắc được phù xa màu mỡ của sông Hồng va sông Đuống bồi đắp, Đình Bảng đứng trên ngã ba sông, giao lưu văn hóa thuận. Nơi đây sông Tiêu tương phân nhánh, một nhánh chảy lên sông Ngũ Huyện, một nhánh chảy qua Tương Giang, Nội Duệ, cầu Lim.

Đình Bảng có lợi thế nằm trong vùng địa linh, rất sầm uất của xứ Kinh bắc nổi tiếng. Trước cách mạng tháng tám 1945, Đình Bảng có diện tích tự nhiên trên 2000 mẫu.

Ngày nay, diện tích tự nhiên của Đình Bảng là 825 ha,(trong đó diện tích canh tác là 606 ha, ruộng trũng ao hồ 100 ha). Theo điều tra dân số ngày 1-4-1999, Đình Bảng có 13.626 người với 3.432 hộ. Phần lớn tập trung trên môt khu đất có chiều dài gần 1900 mét,rộng gần 800 m, nghề nghiệp chinhs là làm ruộng.

2.1.5.2 Qúa trình thành lập làng xã ở Đình Bảng

Đất lành, chim đậu. Trong quá trình hình thành làng xã, Đình Bảng là một trong nhưng điển hội tụ, sớm có người tới đây cư trú sinh sống. Làng xốm cô lớn lên, người đông them, sống quây quần bên lũy tre xanh.

Các kết quả khảo cổ đáng tin cậy thu được tại Đình Bảng do các nhà khoa học khảo cổ học khai quật ở khu di chỉ Đồng Gio thuộc bờ Nam sông Tiêu tương. Hiện vật nhìn thấy rất phong phú, có niên đâị cách ngày nay chừng 2700-3000 năm. Công cụ bằng đá cuội ghè đẽo thô sơ, mũi đá nhọn và rìu đá mài nhỏ, đồ trang sức bằng đá mài…gốm lưới đánh cá, gốm xe chỉ, gốm đựng và xe chỉ…rìu đồng lưỡi cuốc sắt, các lớp gio, trấu thóc, đặc biệt tìm thấy mộ tang người ngồi với nhiều công cụ.

Buổi bình minh làng xóm nơi đây có miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm ướt. Đình Bảng có vùng đất cao(Cao Lâm), rừng rậm(rừng báng), sông ngòi, đồng bằng nhỏ hẹp xen giữa rừng cây báng và hồ đầm, hai bên bờ sông Tiêu tương.Thời đồ đồng, luyện kim, chế tác công cụ sản xuất và đồ dùng cần thiết.

Trong khung cảnh thiên nhiên đó, người Đình Bảng cổ đã sống bằng nghề lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, chài lưới đánh cá, săn bắt chim muông, thú rừng…giao lưu buôn bán và trao đổi với những vùng xa.

Trải theo chiều dài lịch sử, trong gần 1000 năm Bắc thuộc, Đình Bảng là một vùng tru phú, kinh tế phát triển, một bến sông, nằm trên trục đường giao thong bộ nối liền miền đồ núi Đông Bắc với miền đồng bằng phía Nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận ảnh hưởng cả phương Bắc, phương Nam, Đông, Tây.

Từ xưa, người Đình Bảng đã bằng bàn tay và khối óc của mình lao động sáng tạo ra lịch sử. Làng – nước thân thương, trong từng bước phát triển, lịch sử quê hương đã gắn liền với lịch sử dân tộc. Mỗi tên làng tên đất đều mang một dấu ấn lịch sử vẻ vang. Để có được những thành tựu lớn hiện tại, người dân Đình Bảng không bao giờ quên rằng đó là nhờ công lao khai phá của tổ tiên, ông cha xưa để lại.

Từ thời cổ, Đình Bảng có tên Nôm là kẻ Báng. Thời Bắc thuộc Đình Bảng thuộc bộ Vũ Ninh và có tên là hương Diên Uẩn.

Đến giữa thế kỉ VIII(thời Đường), Đình Bảng có tên là Hương Cổ Pháp.

Thời nhà Đinh (968-980), Đình Bảng thuộc châu Cổ Lãm nằm trong đạo Bắc Giang và sang tới nhà Tiền Lê(980-1009) thuộc Châu Cổ Pháp, đến mùa thu năm 1010 thuộc phủ thiên đức (do Lý Thái Tổ đổi châu Cổ Pháp là Phủ Thiên Đức).

Từ đầu thới Lý, phủ thiên đức đã nổi tiếng là đất thịnh vượng.Đống đô ở Thăng Long, nhà Lý càng có điều kiện để mở mang phủ Thiên Đức. Diên Uẩn – Cổ Pháp từng là nơi phát triền Phật giáo với hệ thống chùa chiền, tăng ni vốn kinh tế phát triể, trù phú phục vụ cho việc tu hành của dân địa phương và khách thập phương hành hương tới, nay càng canh tân cho nhà nhà ấm no. Ngoài nghề nông, hoạt động công thương nhôn nhịp. Lúa tám thơm hạt nhỏ, dẻo cơm được chọ dâng vua. Nếp cái hoa vàng đồ xôi cúng tế, làm bánh dẻo Trung thu nổi tiếng khắp vùng

Trong cơn “Minh Hỏa” đầu thế ki XV giặc Minh xâm lược nước ta, Đình Bảng đã theo Lê Lợi kháng chiến, người già và trẻ em phiêu tán khắp nơi. Giac tới chúng đốt cả làng Quê hương tiêu điều, ruộng đồng ngập cỏ… Sau 10 năm kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi(1418-1428), Lê Lợi lên ngôi vua, lập triều Hậu Lê. Chính quyền Lê Sơ đã tạo điều kiện cho nhân dân trở về quê cũ làm ăn, nhiều lãng xóm được hồi snnh và tạo lập. Đình Bảng được sống lại trong thời kì đó và vươn lên mãnh mẽ trong những thế kỉ sau. Lúc đó , 6 họ đứng đầu(Nguyễn, Trần, Lê, Ngô, Đỗ, Đặng) ở Đình Bảng chạy loạn sang Cẩm Giang đã giups Đình Bảng trong cuộc hồi cư, xây dựng lại làng. Mối tình nghĩa kết chạ an hem, chạ anh Đình Bảng – Cẩm Giang được nay sinh từ đó.

Thời Lê – Nguyễn, Đình Bảng thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Khi đó làng gồm 9 thôn.

Năm Minh Mệnh thứ 12(1831), Đình Bảng thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp. Đình Bảng lập thêm 4 nông khu.

Năm 1955 phta triển thêm một số chùa Dận. Từ năm 1977, do sự tăng dân số, Đình Bảng lập thôn mới Tân Lập ở giữa Bắc Ninh và Hà nội, nâng tổng số thôn trong toàn xã lên 15.

Từ năm 1977 Đình Bảng thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ 1999 tới nay, Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh.

HỆ THỐNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI LÀNG XÃ

Xã Đình Bảng

Tên gọi từ thời Trần ( thế kỉ XIII) đến nay

Phủ Thiên đức

Trong thời Lý được nâng cấp đổi thành hương Cổ Pháp

Hương Cổ Pháp

Tên gọi từ giữa thế kỉ VIII (Thuộc Đường)

Hương Diên Uẩn

Tên gọi trong thời kì đầu Bắc thuộc.

Kẻ Báng.

Tên Nôm từ thời cổ tới nay

Người Đình Bảng khéo tay, hay làm tâm hồn nồng cháy, rộng mở yêu quê hương,giàu lòng nhân ái từ ông bà vẫn sống theo chân lí “phi nông bất ổn, phi nông bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Với những nghề truyền thống, nền kinh tế vững vàng, nếp sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần phát triển, Đình Bảng là đặc trưng tiêu biểu của làng xã Việt Nam vừa mang đậm tính dân tộc vừa có vóc dáng của làng xã văn minh hiện đại.

2.1.5.3 Nơi phát tích vương triều Lý

Trong cả vùng quê Kinh bắc – Bắc Ninh cổ qua nhiều thế kỉ, Đình Bảng từng là vùng đất nổi bật nhất. Trong nhiều dòng họ cư trú có dòng họ Lý. Chính thiền sư Định Không thuộc dòng họ ấy, với uy thế dòng họ đã đổi hương Diên Uẩn thành hương Cổ Pháp.

Trong các thế kỉ VIII-X, hương Cổ Pháp là một trung tâm Phật giáo với các thiền sư nổi tiếng: Đinh Không, thong thiền…Vạn Hạnh, Khánh Văn. Đó là tri thức lớn của thời đại, đã tập hợp dưới ngọn cờ Phật giáo những người yêu nước và chuản bị chắc chắn trong ý thức mọi người về một triều đại độc lập. Trong đó Vạn hạnh là người trực tiếp nuôi dưỡng ý đồ mở mang đế vương, đã chu đáo và linh hoạt khai thác mọi khả năng của Phật giáo và văn hóa trong vùng, để sáng nghiệp nhà Lý vào thế kỉ XI, cũng như thắp sáng không chỉ một thời kì văn hóa Thăng Long mf ca một thời kì sau đấy. Đình Bảng là quê hương của Lý Thái Tổ , người khởi nghiệp triều Lý, khai sáng văn minh Đại Việt.

Lý Thái Tổ sinh ngày 12-2 năm Giap Tuất niên hiệu Thái Bình nhà Đinh năm thứ 5(8-3-974) tại chùa Cổ Pháp ban hương, mẹ là Phạm Thị.

Thưở ấu thơ, Lý Công Uẩn được thiền sư Khánh Văn em trai của Vạn Hạnh, trụ trì chùa Cổ Pháp nuôi dạy. Lý Công Uẩn từng làm tiểu ở chùa Quỳnh Lâm rồi chùa Kiến sơ ở Phù Đổng. Đến tuổi thiếu niên được Vạn Hạnh đón vào chùa Thiên Tâm dạy dỗ , lo toan lên nghiệp lớn, Lý Công Uẩn sớm thể hiện tư chất thong minh của mình vẻ ngươi tuấn tú khác thường. Lý Công Uẩn khẳng khái coa sức khỏe phi thường. Lúc 20 tuổi ông vào kinh làm quan võ cầm quân trong triều Tiền Lê. Khi vua Lê Trung Tông bi em trai là Lê Long Đĩnh sai người lẻn vào cung giết chết để cướp ngôi “bày tôi đều chạy trốn, chỉ duy có Điện Tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn ôm xác chết mà khóc”, uy đức của Lý Công Uẩn đến nỗi Long Đĩnh rất tàn bạo mà cũng phải vì nể, khen là người trung cho làm Tướng quân, phó chỉ huy sứ rồi thăng lên chức Tả thân vệ Điện Tiền chỉ huy sứ.

Khi Long Đĩnh qua đời, sử cũ ghi rằng chi hậu Đào Cam Lộc đã khuyên Lý Công Uẩn lên làm vua.

Tuy vậy Lý Công Uẩn không tự giành ngôi vua. Mãi đến khi triều thần danh sĩ họp lại suy tôn Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên chính điện lập làm thiên tử, lên ngôi hoàng đế đưa đến sự đổi mới triều đại. Từ đây triều tiền Lê chấm dứt, triều Lý được thành lập – nhân hòa, mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử nước nhà,

Sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đại xá cho muôn dân xóa bỏ tù ngục kiện tụng, cho phép hễ ai có việc tranh giành được đến tận triều đình mà tâu vua, nhà vua sẽ đích thân ra phân sử nước nhà.

Tháng 2 năm Canh Tuất nhà vua về thăm chùa Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bậc kì lão và đo mươi ruộng đất làm cấm địa thuộc sơn Lăng (thọ lăng Thiên Đức nơi yên nghỉ vĩnh hằng của vị vua triều Lý ngày nay)

Truyền rằng, trở lại Hoa Lư chọn ngày tốt lành. Rằm tháng 3 năm Canh Tuất - 1010, chính ngọ đắc tâm linh, lúc mặt trời đỉnh đầu tròn bóng, Lý Công Uẩn cho rằng được thiên thời chính thức làm lễ đăng quang ngôi Thái Tổ, đặt niên hiệu Thuận Thiên. Vì vậy ở quê người nhân dân địa phương – Đình Bảng hằng năm trọn ngày rằm tháng 3 âm lịch mở hội đền Đô cổ truyền để truyền kỉ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang.

Lý Công Uẩn đã nhận mệnh bằng sự nghiệp đổi mới sâu sắc . Được nhân hòa đổi mới triều đại, được thiên thời ngay trong tâm thức, được địa lợi để dời đô mà đổi mới đất nước, phát huy tình thần “khoan,giản,an,lạc” với lòng thương dân sáng láng.

Hạ “Chiếu dời Đô” là Lý Công Uẩn thể hiện sự hiểu biết phong thủy, địa lý phong thủy, địa lý sâu sắc. Cùng với việc đặt Kinh Đô mới Thăng Long hung khí phát

triển mới trong lịch sử xây dựng đất nước “Rồng bay lên” cho cả đất nước tương xứng như một “Tuyên ngôn đổi mới” là một sự đổi mới cả trong tư duy lẫn trong chính trị, kinh tế xã hội, đánh dấu một bước phát triền mới trong lịch sử xây dựng đất nước của dân tộc ta. Muôn đời con cháu mỗi khi đọc “Chiếu dời Đô” của Lý Công Uẩn, càng ghi nhớ công ơn của người.

“Vua lấy dân làm trời”, “dân lấy ăn làm gốc”. Dân chúng no ấm thì thiên hạ thái bình. Dời Đô để yên dân, yên nước. Lý Công Uẩn đã tính kế cho muôn đời con cháu chúng ta hôm nay và mai sau.

Triều đại nhà Lý (1009-1225), Quốc hiệu Đại Việt. Kinh đô Thăng Long. Chín đời vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng, là triều đại mơ đầu cho sự nghiệp xây dựng nền tự chủ, phát triển toàn diện cường thịnh, thuần từ lâu dài cho dân tộc sau hơn 1000 năm sống trong cảnh thống trị của phong kiến phương Bắc.

2.1.6 Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch 2.1.6.1 Những nguồn lực chính có lợi thế

Trên cơ sở những phân tích về vị trí, về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và hạ tầng xã hội, hạ tầng cơ sở của tỉnh Bắc Ninh cho phát triển du lịch, có thể đưa ra một số nhận định cơ bản như sau:

a. Tỉnh Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gồm:

Du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và cả khách du lịch nội địa với các hoạt động chủ yếu là tham dự lễ hội, tham quan các điểm mang tính chất tâm linh như đền, chùa, tìm hiểu lịch sử, văn hóa khoa bảng và giáo dục truyền thống đối với khách du lịch nội địa; Tìm hiểu tôn giáo, văn hóa quan họ, nghiên cứu các danh nhân và văn hóa khoa bảng, thưởng thức các làn điệu quan họ, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn tỉnh đối với khách quốc tế. Các di tích lịch sử văn hóa quan trọng cần khai thác phục vụ phát triển các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu bao gồm: chùa Phật Tích, đền Đô (đền Lý Bát Đế), đền thủy tổ quan họ làng Diềm, đền Bà Chúa Kho, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu, Lăng Kinh Dương Vương, đền Lê Văn Thịnh, đền thờ Huyền Quang, đền thờ Cao Lỗ Vương... Để phát triển được loại hình này, cần phải có chính sách đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, nghiên cứu tổ chức các hoạt động dành cho khách du lịch phù hợp với từng đối tượng khách, từng đối tượng tham quan và từng thời điểm... trong đó đặc biệt

chú trọng khai thác kết hợp bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của thế giới ”Quan họ Bắc Ninh”.

Vui chơi giải trí cuối tuần phục vụ thị trường khách nội địa với các hoạt động chính là tham gia các trò chơi cả hiện đại và dân gian, nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần và kết hợp tham quan, mua sắm tại các trung tâm mua sắm. Để có được loại hình này, tỉnh cần đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp dựa trên nguồn lực hiện có về giao thông, về quĩ đất. Phù hợp nhất là hình thành khu vui chơi giải trí tại khu vực đồi thấp trên trục đường Quốc lộ 18 đi Hạ Long để vừa phát huy lợi thế địa hình cũng như lợi thế về hiện trạng cảnh quan, vừa khai thác được nguồn khách không chỉ từ Hà Nội mà còn từ Hải Dương và Quảng Ninh đến theo Quốc lộ 18. Ngoài ra cần đầu tư bố trí các trung tâm mua sắm hoặc giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản của tỉnh gần khu vui chơi giải trí này để phục vụ nhu cầu mua sắm cuối tuần của người dân Hà Nội. Đây là biện pháp để thu hút hai nhóm đối tượng: khách du lịch cuối tuần và khách đi mua sắm sử dụng cả hai loại dịch vụ, gia tăng lợi ích cho các nhà đầu tư.

Du lịch làng quê phục vụ đối tượng khách du lịch quốc tế là chủ yếu. Loại hình du lịch này với các hoạt động chủ yếu là home-stay, đi xe đạp hoặc đi thuyền dọc sông

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)