TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 135)

4.5.1 Công bố quy hoạch:

Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, UBND tỉnh Bac Ninh chỉ đạo việc công bố rộng rãi nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp các ngành biết và phối hợp thực hiện các dự án quy hoạch chi tiết phù hợp với mục tiêu của Quy hoạch tổng thể đồng thời tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch trong và ngoài nước.

Với những định hướng về phát triển ngành và tổ chức không gian du lịch đã lựa chọn cần triển khai những việc cụ thể sau:

- UBND tỉnh chỉ đạo các cấp các ngành có liên quan phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước hết lập kế hoạch trung và dài hạn và triển khai các dự án quy hoạch chi tiết ở những điểm, cụm du lịch theo thứ tự ưu tiên đầu tư để tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch các khu vực tiếp theo. Chú trọng triển khai quy hoạch chi tiết phát triển du lịch đối với Khu du lịch làng quê miền quan họ Bắc Ninh; khu du lịch VCGT Đền Đầm; khu du lịch làng quê Việt Vạn Ninh.

- Sở Xây dựng lập quy hoạch phân khu (quy hoạch xây dựng) và kế hoạch đầu tư xây dựng một số khu điểm du lịch trọng điểm.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh làm tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường xúc tiến và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch để các nhà quản lý kinh doanh du lịch và khách du lịch hiểu biết thêm về tiềm năng, thế mạnh du lịch và con người Bắc Ninh - vùng đất có truyền thống về lịch sử - văn hoá, làm tăng khả năng thu hút khách du lịch và hấp dẫn đầu tư phát triển du lịch theo các bước:

o Biên soạn và phát hành ấn phẩm với những thông tin chính thức về du lịch và những thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tại các điểm, cụm.

o Xây dựng các phim ảnh, tư liệu về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, di tích danh thắng, làng nghề, lễ hội, sản phẩm du lịch đặc thù làm tư liệu cho du khách.

o Tham gia hội nghị - hội thảo - hội chợ du lịch để tiếp thị sản phẩm du lịch với thị trường trong và ngoài nước.

o Thiết lập văn phòng đại diện du lịch của Bắc Ninh tại các thị trường du lịch có tiềm năng trong và ngoài nước, trước mắt tại thủ đô Hà Nội.

o Xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các hội nghị, sự kiện, hội chợ, triển lãm nhằm kết hợp tốt với nhiệm vụ quảng bá du lịch Bắc Ninh.

+ Thiết lập mối quan hệ giữa du lịch của Bắc Ninh với du lịch của các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng nhằm tạo ra sự tương trợ, giúp đỡ nhau bằng những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với khách trên địa bàn cũng như các địa phương trong vùng.

- Sở Kế hoạch đầu tư: Xây dựng kế hoạch đầu tư cho phát triển du lịch, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác huy động vốn. Khuyến khích và tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch được thành lập theo các quy định của pháp luật.

- Sở Tài Chính: Xây dựng kế hoạch ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt. Hằng năm căn cứ nhu cầu vốn đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt, cân đối nguồn vốn hợp lý đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch.

- Sở Giao thông: Trong quá trình lập dự án, triển khai các dự án phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh cần tính đến yếu tố kết hợp với phát triển du lịch.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai các dự án trồng rừng tạo cảnh quan sinh thái ở các khu, tuyến điểm du lịch lớn theo qui hoạch. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện các khu, tuyến, điểm du lịch sinh thái làng quê - Xây dựng kế hoạch để xác định.

- Sở Tài nguyên – Môi trường: Xác định quỹ đất dành cho việc triển khai Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Ninh. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác triển khai các kế hoạch, dự án đảm bảo vệ sinh, môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở Quy hoạch này, tổ chức lập quy hoạch phát triển du lịch cụ thể trên địa bàn triển khai thực hiện.

- Các Sở, Ban, ngành khác, theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thực hiện tốt các nội dung liên quan trong quy hoạch.

CHƯƠNG V.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5. Các kết luận cơ bản

Kết quả nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến 2020, định hướng đến năm 2030 cho phép rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:

I.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2001 -2010.

1. Những ưu điểm

Một là công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch đã được tăng cường , kịp thời cho các cjir thị, nghi quyết, chương trình, đề án về phát triểm du lịch. Tích cực hỗ trợ định hướng các cơ sở kih doanh du lịch cả về thực hiện pháp luật cũng như yêu cầu nguồn nhân lực gắn liền với chất luowngh sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ hoạt động tuyên truyền quảng cáo và tạo điều kiện thuận lợi, dung luật cho các hoạt động kinh doanh.

Hai là, các chỉ tiêu cơ bản về dịch vụ giai đoạn 2001 – 2010 đáp ứng và vượt qua mục tiêu trong quy hoach đề ra.mức tăng truingr bình quan cao hơn so với múc tăng truongr bình quân chung của cả nước và một trong những tỉnh có mức đọ tăng trưởng khá cao về du lịch.

Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhất là dịch vụ lưu trú du lịch. Đã có nhuengx khách sạn đạt 2 đếc 3 sao, phương tiện vận cuyển khác cơ bản đáp ứng yêu cầu khách du lịch, đội ngũ lao động phục vụ khách tỷ lệ có chuyên môn nghiệp vụ tăng từ 30% ( giai đoạn 2001 – 2005) lên 50% (giai đoạn 2006-2010). Công tác phát triển khu, tuyến, điểm du lịch bước đầu được quan tâm, đã tiến hành quy hoạch chi tiết các dự án trọng điểm, xác địn được phương hướng đầu tư. Một số khu du lịch đã tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng. Bốn là, hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có sự chuyển biến theo hướng tích cực. đẫ có sự đổi mới về hình thức, nội dung quảng bá. Các phuoeng tiện thông tin đại chúng tham gia quảng bá du lịch ngày càng nhiều. các địa phương đơn vị trong lĩnh vực này, nhất là ở một số điểm đang thu hút khách như đền đô, chùa phật tích…. Và các dơn vị trung tâm du lịch, văn hóa thể thao phú sơn, hiệp hội du lịch tỉnh…

1. Hạn chế, tồn tại

Một là, các loại hình kinh doanh du lichj thiếu đồng bộ, trong số 190 cơ sở kinh doanh du lịch có tới 178 cơ sở kinh doanh lưu trú, khả năng hỗ trợ lẫn nhau là rất thấp. cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như chất ;ượng dịch vụ còn hạn chế.hiệu quả kinh doanh tuy cí mức tăng truongr khá, song tỷ lệ và hiệu quả đóng góp vào mục tiêu kinh tế chung của tỉnh cong thấp.

Hai là, lực lượng lao động , tuy số lượng đáp ứng về mục tiêu của quy hoạch đề ra, song chất lượng nguồn nhân lực còn thấp trình độ lao động phổ thoongchieems gần 50%tổng số lao động trực tiếp làm du lịch.trong đó đội ngũ hướng dẫn viên cong thiếu và yếu về nghiệp vụ.

Ba là, hoạt đọng tuyên truyền và quảng bá du lịch đã được quan tâm nhưng chưa thực sự tạo dựng được rõ nét về hình ảnh du lịch bắc ninh.

Bốn là, sản phẩm du lịch bắc ninh chưa phong phú và thật sự có chất lượng. các dự án khu du lịch sau nhiều năm chưa thực hiện xong, các điểm quy hoạch phát triển du lịch đầu tư không đồng bộ, các dịch vụ bổ xung như dịch vụ hàng lưu niệm, dịch vụ hướng dẫn viên, vui chơi giải trí, phương tiện tham quan, dịch vụ tư vấn thông tin … còn chưa phát triển.

1. Nguyên nhân

Thứ nhất, các cấp ngành ở địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự phối hợp, gắn kết trong phát triển du lịch; công tác lập quy hoach khu, tuyến, điểm cũng như việc đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm còn chậm; vốn đầu tư cho du lịch rất hạn chế.

Thứ hai, bắc ninh có tài nguyên du lịch nhân văn đó là các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống song chưa khai thác, xây dựng được những sản phẩm du lịch phong phú hấp dẫn khách du lịch. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh vừa ít về số lượng vừa yếu về năng lực chuyên môn và năng lực tài chính. Do vậy, công tác đầu tư nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, chương trình, tour du lịch có tính đặc trưng của băc ninh tạo sự hấp dẫn khách chưa được thực hiện có hiệu quả.

Thứ ba, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu do chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục và có tầm cỡ, chưa khuyến khích được các cơ sở kinh doanh quan tâm đầu tư đến hoạt động này.

Thứ tư, công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. trong 5 năm qua, tỉnh bắc ninh đã tổ chức được 5 khóa học cho trên 300 lao động với hình thức đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn. do vậy, chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ yêu cầu về chất lượng chuyên môn và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở địa phương.

5.1 Về hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh:

1. Du lịch và các dịch vụ du lịch của Bắc Ninh phát triển với xuất phát điểm thấp thể hiện trong các lĩnh vực như: quản lý, kinh doanh, đầu tư phát triển, công tác quy hoạch, kế hoạch và đào tạo.

2. Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ngày một tăng cả khách trong và ngoài nước cũng như về chỉ số ngày khách, đó là một cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo.

3. Đóng góp của ngành du lịch Bắc Ninh vào cơ cấu kinh tế chung tuy còn khiêm tốn nhưng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Tiềm năng, tài nguyên du lịch Bắc Ninh khá phong phú và đa dạng hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc biệt loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung đang được tập trung đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt ở các trọng điểm du lịch đã được xác định.

- Trong thời gian qua, Bắc Ninh đã và đang chú trọng công tác tôn tạo, bảo tồn hệ thống di tích lịch sử, phát triển nền văn hoá nghệ thuật dân gian kết hợp với việc khôi phục, phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Đặc biệt là đề án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh theo mô hình sân khấu thực cảnh theo ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại văn bản số 4105/VPCP-KGVX ngày 22/6/2011. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch Bắc Ninh trong giai đoạn tới.

o Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch đã được các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư, nâng cấp nhưng còn thiếu đồng bộ. Chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí v.v... còn chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách. Hoạt động du lịch còn chịu ảnh hưởng nhiều của tính mùa vụ, nên hiệu quả kinh doanh chưa cao.

5.3.Những vấn đề bảo tồn, quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa nhà Lý gắn với hoạt động du lich.

Công tác bảo tồn, quản lí và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa nhà Lý gắn với hoạt động du lịch đang được triển khai từng bước cụ thể:

-Được hỗ trợ của nhà nước, sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn, các xã, phường, thị trấn, v.v… đã huy động sự đóng góp của nhân dân, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội, nhiều nhà hảo tâm ở trong nước và nước ngoài, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa. Hàng chục các di tích lịch sử văn hóa thời Lý trong tình trạng xuống cấp được tu bổ, sửa chữa kịp thời như đền Xà, đền Phấn Động, đình, chùa Dương Lôi, chùa Phả Lại, v.v… Nhân dân các địa phương đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào việt tu sửa các di tích đã xuống cấp, công tác xã hội hóa đã huy đọng được nguồn lực to lớn của nhân dân và xã hội vào việc bảo tồn, tu bổ có hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa mà điển hình là các địa phương như phường Đình Bảng (thị xã Từ Sơn) trong việc tu dựng lại các công trình của đền Đô, đền Rông: phường Vũ Ninh (TP Bắc Ninh) trong việc phục dựng lại các công trình Đền Cỗ Mễ - tức đền Bà Chúa Kho xã Nam Sơn (TP Bắc Ninh), trong việc bảo vệ tu bổ các

di tích thời Lý ở địa phương. Nhưng di tích được đầu tư này cũng đồng thời là những điểm đến quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.

- Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu có giá trị đã được Nhà nước đầu tư xây dựng dự án và triển khai thực hiện việc tu bổ, phục dựng lại như các di tích đền Đô, chùa Dâu, chùa Tam Sơn, chùa Phật Tích, v.v … hiện các di tích này đang trở thành trọng điểm thu hút khá nhiều khách đến tham quan.

- Công tác nghiên cứu khoa học nhằm làm sang tỏ nhiều vấn đề lịch sử văn hóa thời Lý và di sản văn hóa thời Lý, được quan tâm và thu nhiều kết quả tích cực. Trong nhiều năm qua được sự chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy , UBND tỉnh, ngành Văn hóa – Thông tin ( nay là Văn hóa , Thể thao và Du lịch) đã phối hợp với nhiều cơ quan Trung ương, tổ chức các cuộc nghiên cứu khảo sát, các cuộc hội thảo khoa học, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, các cán bộ chuyên môn và quản lí di sản văn hóa. Nhằm làm sang tỏ những vấn đề lịch sử - danh nhân và di sản văn hóa thời Lý ở Bắc Ninh – Kinh Bắc. Những hoạt động đó đã góp phần không nhỏ làm phong phú thêm kho dữ liệu phục vụ công tác hướng dẫn , tuyên truyền cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng hấp dẫn khách.

Tuy vậy, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xu thế hội nhập kinh tế - văn hóa giữa nước ta với khu vực và thế giới di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa thời Lý ở Bắc Ninh nói riêng đã và đang đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 135)