Nơi phát tích vương triều Lý

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 28 - 32)

2.1 Điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch

2.1.5.3 Nơi phát tích vương triều Lý

Trong cả vùng quê Kinh bắc – Bắc Ninh cổ qua nhiều thế kỉ, Đình Bảng từng là vùng đất nổi bật nhất. Trong nhiều dòng họ cư trú có dòng họ Lý. Chính thiền sư Định Không thuộc dòng họ ấy, với uy thế dòng họ đã đổi hương Diên Uẩn thành hương Cổ Pháp.

Trong các thế kỉ VIII-X, hương Cổ Pháp là một trung tâm Phật giáo với các thiền sư nổi tiếng: Đinh Không, thong thiền…Vạn Hạnh, Khánh Văn. Đó là tri thức lớn của thời đại, đã tập hợp dưới ngọn cờ Phật giáo những người yêu nước và chuản bị chắc chắn trong ý thức mọi người về một triều đại độc lập. Trong đó Vạn hạnh là người trực tiếp nuôi dưỡng ý đồ mở mang đế vương, đã chu đáo và linh hoạt khai thác mọi khả năng của Phật giáo và văn hóa trong vùng, để sáng nghiệp nhà Lý vào thế kỉ XI, cũng như thắp sáng không chỉ một thời kì văn hóa Thăng Long mf ca một thời kì sau đấy. Đình Bảng là quê hương của Lý Thái Tổ , người khởi nghiệp triều Lý, khai sáng văn minh Đại Việt.

Lý Thái Tổ sinh ngày 12-2 năm Giap Tuất niên hiệu Thái Bình nhà Đinh năm thứ 5(8-3-974) tại chùa Cổ Pháp ban hương, mẹ là Phạm Thị.

Thưở ấu thơ, Lý Công Uẩn được thiền sư Khánh Văn em trai của Vạn Hạnh, trụ trì chùa Cổ Pháp nuôi dạy. Lý Công Uẩn từng làm tiểu ở chùa Quỳnh Lâm rồi chùa Kiến sơ ở Phù Đổng. Đến tuổi thiếu niên được Vạn Hạnh đón vào chùa Thiên Tâm dạy dỗ , lo toan lên nghiệp lớn, Lý Công Uẩn sớm thể hiện tư chất thong minh của mình vẻ ngươi tuấn tú khác thường. Lý Công Uẩn khẳng khái coa sức khỏe phi thường. Lúc 20 tuổi ông vào kinh làm quan võ cầm quân trong triều Tiền Lê. Khi vua Lê Trung Tông bi em trai là Lê Long Đĩnh sai người lẻn vào cung giết chết để cướp ngôi “bày tôi đều chạy trốn, chỉ duy có Điện Tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn ôm xác chết mà khóc”, uy đức của Lý Công Uẩn đến nỗi Long Đĩnh rất tàn bạo mà cũng phải vì nể, khen là người trung cho làm Tướng quân, phó chỉ huy sứ rồi thăng lên chức Tả thân vệ Điện Tiền chỉ huy sứ.

Khi Long Đĩnh qua đời, sử cũ ghi rằng chi hậu Đào Cam Lộc đã khuyên Lý Công Uẩn lên làm vua.

Tuy vậy Lý Công Uẩn không tự giành ngôi vua. Mãi đến khi triều thần danh sĩ họp lại suy tôn Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên chính điện lập làm thiên tử, lên ngôi hoàng đế đưa đến sự đổi mới triều đại. Từ đây triều tiền Lê chấm dứt, triều Lý được thành lập – nhân hòa, mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử nước nhà,

Sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đại xá cho muôn dân xóa bỏ tù ngục kiện tụng, cho phép hễ ai có việc tranh giành được đến tận triều đình mà tâu vua, nhà vua sẽ đích thân ra phân sử nước nhà.

Tháng 2 năm Canh Tuất nhà vua về thăm chùa Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bậc kì lão và đo mươi ruộng đất làm cấm địa thuộc sơn Lăng (thọ lăng Thiên Đức nơi yên nghỉ vĩnh hằng của vị vua triều Lý ngày nay)

Truyền rằng, trở lại Hoa Lư chọn ngày tốt lành. Rằm tháng 3 năm Canh Tuất - 1010, chính ngọ đắc tâm linh, lúc mặt trời đỉnh đầu tròn bóng, Lý Công Uẩn cho rằng được thiên thời chính thức làm lễ đăng quang ngôi Thái Tổ, đặt niên hiệu Thuận Thiên. Vì vậy ở quê người nhân dân địa phương – Đình Bảng hằng năm trọn ngày rằm tháng 3 âm lịch mở hội đền Đô cổ truyền để truyền kỉ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang.

Lý Công Uẩn đã nhận mệnh bằng sự nghiệp đổi mới sâu sắc . Được nhân hòa đổi mới triều đại, được thiên thời ngay trong tâm thức, được địa lợi để dời đô mà đổi mới đất nước, phát huy tình thần “khoan,giản,an,lạc” với lòng thương dân sáng láng.

Hạ “Chiếu dời Đô” là Lý Công Uẩn thể hiện sự hiểu biết phong thủy, địa lý phong thủy, địa lý sâu sắc. Cùng với việc đặt Kinh Đô mới Thăng Long hung khí phát

triển mới trong lịch sử xây dựng đất nước “Rồng bay lên” cho cả đất nước tương xứng như một “Tuyên ngôn đổi mới” là một sự đổi mới cả trong tư duy lẫn trong chính trị, kinh tế xã hội, đánh dấu một bước phát triền mới trong lịch sử xây dựng đất nước của dân tộc ta. Muôn đời con cháu mỗi khi đọc “Chiếu dời Đô” của Lý Công Uẩn, càng ghi nhớ công ơn của người.

“Vua lấy dân làm trời”, “dân lấy ăn làm gốc”. Dân chúng no ấm thì thiên hạ thái bình. Dời Đô để yên dân, yên nước. Lý Công Uẩn đã tính kế cho muôn đời con cháu chúng ta hôm nay và mai sau.

Triều đại nhà Lý (1009-1225), Quốc hiệu Đại Việt. Kinh đô Thăng Long. Chín đời vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng, là triều đại mơ đầu cho sự nghiệp xây dựng nền tự chủ, phát triển toàn diện cường thịnh, thuần từ lâu dài cho dân tộc sau hơn 1000 năm sống trong cảnh thống trị của phong kiến phương Bắc.

2.1.6 Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch 2.1.6.1 Những nguồn lực chính có lợi thế

Trên cơ sở những phân tích về vị trí, về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và hạ tầng xã hội, hạ tầng cơ sở của tỉnh Bắc Ninh cho phát triển du lịch, có thể đưa ra một số nhận định cơ bản như sau:

a. Tỉnh Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gồm:

Du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và cả khách du lịch nội địa với các hoạt động chủ yếu là tham dự lễ hội, tham quan các điểm mang tính chất tâm linh như đền, chùa, tìm hiểu lịch sử, văn hóa khoa bảng và giáo dục truyền thống đối với khách du lịch nội địa; Tìm hiểu tôn giáo, văn hóa quan họ, nghiên cứu các danh nhân và văn hóa khoa bảng, thưởng thức các làn điệu quan họ, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn tỉnh đối với khách quốc tế. Các di tích lịch sử văn hóa quan trọng cần khai thác phục vụ phát triển các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu bao gồm: chùa Phật Tích, đền Đô (đền Lý Bát Đế), đền thủy tổ quan họ làng Diềm, đền Bà Chúa Kho, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu, Lăng Kinh Dương Vương, đền Lê Văn Thịnh, đền thờ Huyền Quang, đền thờ Cao Lỗ Vương... Để phát triển được loại hình này, cần phải có chính sách đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, nghiên cứu tổ chức các hoạt động dành cho khách du lịch phù hợp với từng đối tượng khách, từng đối tượng tham quan và từng thời điểm... trong đó đặc biệt

chú trọng khai thác kết hợp bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của thế giới ”Quan họ Bắc Ninh”.

Vui chơi giải trí cuối tuần phục vụ thị trường khách nội địa với các hoạt động chính là tham gia các trò chơi cả hiện đại và dân gian, nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần và kết hợp tham quan, mua sắm tại các trung tâm mua sắm. Để có được loại hình này, tỉnh cần đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp dựa trên nguồn lực hiện có về giao thông, về quĩ đất. Phù hợp nhất là hình thành khu vui chơi giải trí tại khu vực đồi thấp trên trục đường Quốc lộ 18 đi Hạ Long để vừa phát huy lợi thế địa hình cũng như lợi thế về hiện trạng cảnh quan, vừa khai thác được nguồn khách không chỉ từ Hà Nội mà còn từ Hải Dương và Quảng Ninh đến theo Quốc lộ 18. Ngoài ra cần đầu tư bố trí các trung tâm mua sắm hoặc giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản của tỉnh gần khu vui chơi giải trí này để phục vụ nhu cầu mua sắm cuối tuần của người dân Hà Nội. Đây là biện pháp để thu hút hai nhóm đối tượng: khách du lịch cuối tuần và khách đi mua sắm sử dụng cả hai loại dịch vụ, gia tăng lợi ích cho các nhà đầu tư.

Du lịch làng quê phục vụ đối tượng khách du lịch quốc tế là chủ yếu. Loại hình du lịch này với các hoạt động chủ yếu là home-stay, đi xe đạp hoặc đi thuyền dọc sông tham quan, tìm hiểu cuộc sống của người dân Bắc Ninh với đặc trưng của cư dân Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình du lịch này có thể phát triển ở khu vực huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình (home-stay, đi xe đạp) và dọc sông Đuống. Tại các khu vực nông thôn này còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Căn cứ vào đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, xã hội và mối quan hệ của hệ thống giao thông, Bắc Ninh nên đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ dọc tỉnh lộ 283 trên địa bàn huyện Thuận Thành và Quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Quế Võ để đón và phục vụ lượng khách du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long và khách du lịch từ Trung Quốc đến Hà Nội qua Lạng Sơn. Do quá gần Hà Nội nên Bắc Ninh khó giữ chân khách nghỉ đêm, đặc biệt với nhóm khách đi thăm Hạ Long. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ làm nơi giới thiệu văn hóa của địa phương, giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới hình thức quà lưu niệm, đồng thời giới thiệu và cung cấp cho khách các món ăn mang đậm bản sắc địa phương. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, cho nhân dân địa phương, vừa quảng bá được cho tỉnh nhà.

Trong tương lai, Bắc Ninh có tiềm năng để phát triển mạnh du lịch đường sông, đặc biệt là du lịch sông Đuống. Vì vậy, việc nghiên cứu qui hoạch, đầu tư và quản lý phát triển sản phẩm du lịch này cần được triển khai trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 28 - 32)