5. Các kết luận cơ bản
5.2 Về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch
- Tiềm năng, tài nguyên du lịch Bắc Ninh khá phong phú và đa dạng hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc biệt loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung đang được tập trung đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt ở các trọng điểm du lịch đã được xác định.
- Trong thời gian qua, Bắc Ninh đã và đang chú trọng công tác tôn tạo, bảo tồn hệ thống di tích lịch sử, phát triển nền văn hoá nghệ thuật dân gian kết hợp với việc khôi phục, phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Đặc biệt là đề án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh theo mô hình sân khấu thực cảnh theo ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại văn bản số 4105/VPCP-KGVX ngày 22/6/2011. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
o Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch đã được các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư, nâng cấp nhưng còn thiếu đồng bộ. Chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí v.v... còn chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách. Hoạt động du lịch còn chịu ảnh hưởng nhiều của tính mùa vụ, nên hiệu quả kinh doanh chưa cao.
5.3.Những vấn đề bảo tồn, quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa nhà Lý gắn với hoạt động du lich.
Công tác bảo tồn, quản lí và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa nhà Lý gắn với hoạt động du lịch đang được triển khai từng bước cụ thể:
-Được hỗ trợ của nhà nước, sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn, các xã, phường, thị trấn, v.v… đã huy động sự đóng góp của nhân dân, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội, nhiều nhà hảo tâm ở trong nước và nước ngoài, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa. Hàng chục các di tích lịch sử văn hóa thời Lý trong tình trạng xuống cấp được tu bổ, sửa chữa kịp thời như đền Xà, đền Phấn Động, đình, chùa Dương Lôi, chùa Phả Lại, v.v… Nhân dân các địa phương đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào việt tu sửa các di tích đã xuống cấp, công tác xã hội hóa đã huy đọng được nguồn lực to lớn của nhân dân và xã hội vào việc bảo tồn, tu bổ có hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa mà điển hình là các địa phương như phường Đình Bảng (thị xã Từ Sơn) trong việc tu dựng lại các công trình của đền Đô, đền Rông: phường Vũ Ninh (TP Bắc Ninh) trong việc phục dựng lại các công trình Đền Cỗ Mễ - tức đền Bà Chúa Kho xã Nam Sơn (TP Bắc Ninh), trong việc bảo vệ tu bổ các
di tích thời Lý ở địa phương. Nhưng di tích được đầu tư này cũng đồng thời là những điểm đến quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
- Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu có giá trị đã được Nhà nước đầu tư xây dựng dự án và triển khai thực hiện việc tu bổ, phục dựng lại như các di tích đền Đô, chùa Dâu, chùa Tam Sơn, chùa Phật Tích, v.v … hiện các di tích này đang trở thành trọng điểm thu hút khá nhiều khách đến tham quan.
- Công tác nghiên cứu khoa học nhằm làm sang tỏ nhiều vấn đề lịch sử văn hóa thời Lý và di sản văn hóa thời Lý, được quan tâm và thu nhiều kết quả tích cực. Trong nhiều năm qua được sự chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy , UBND tỉnh, ngành Văn hóa – Thông tin ( nay là Văn hóa , Thể thao và Du lịch) đã phối hợp với nhiều cơ quan Trung ương, tổ chức các cuộc nghiên cứu khảo sát, các cuộc hội thảo khoa học, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, các cán bộ chuyên môn và quản lí di sản văn hóa. Nhằm làm sang tỏ những vấn đề lịch sử - danh nhân và di sản văn hóa thời Lý ở Bắc Ninh – Kinh Bắc. Những hoạt động đó đã góp phần không nhỏ làm phong phú thêm kho dữ liệu phục vụ công tác hướng dẫn , tuyên truyền cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng hấp dẫn khách.
Tuy vậy, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xu thế hội nhập kinh tế - văn hóa giữa nước ta với khu vực và thế giới di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa thời Lý ở Bắc Ninh nói riêng đã và đang đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm hại, mai một. Để khắc phục những hạn chế đó và đặc biệt để gắn kết giữa quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với hoạt động du lịch, Bắc Ninh hướng đến những nội dung chủ yếu sau đậy:
Một lá: tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong quàn chúng nhân dân về Luật Di sản Văn hóa mới được bổ xung năm 2009: Quy chế quản lý và sử dung di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh, gắn với tuyên truyền Luật Du lịch và tuyên truyền nâng cao nhận thức công đồng dân cư về bảo vệ di tích về làm du lịch ở từng điểm đến.
Hai là : Tăng cường chỉ đạo các công tác quản lý Nhà nước trong các di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng, bảo vệ. Phân cấp quản lý trong các di tích và quy định rõ trách nhiệm cho từng cấp thực hiện. Hoàn thiện ban quản lý di tích theo quy định để từ đó hướng dẫn quản lý và hình thành các tổ hướng dẫn tại điểm đến.
Ba là: Có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước xếp hạng bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như khu Thọ Lăng Thiên Đức – tức khu lăng mộ các vua và hoàng tộc nhà Lý ở Đình Bảng (thị xã Từ Sơn), di tích mộ Thái sư Lê Văn Thịnh ở Đình Tổ (huyện Thuận Thành), v.v… Quy hoạch và xây bia kỉ niệm đối với các địa điểm lịch sử được Nhà nước xếp hạng trên chiến tuyến Như Nghuyệt, như Ngã Ba Xà, bến Như Nghuyệt, núi Đồn, núi Khôn, v.v… Từ đó tạo điều kiện để thúc đẩy hình thành các sản phẩm du lịch mới.
Bốn là; Những khu di tích lịch sử - văn hóa có giá trị tiêu biểu của quốc gia , như khu di tích về quê hương nhà Lý ở Đình Bảng và Dương Lôi ( thị xã Từ Sơn), chùa Tiêu (xã Tương Giang), khu di tích về chiến thắng Như Nguyệt xã Tam Phong( huyện Yên Phong), cần xúc tiến tu bổ, phục hồi, nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng , đồng thời phát triển để trở thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn .
Năm là : Những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu thuộc thời Lý ở Bắc Ninh, như lễ hội đền Đô, lễ hội chùa Dâu, lễ hội chùa Phật Tích, lễ hội đền Xà, v,v… cần được kiểm kê, nghiên cứu, phục hồi và có kế hoạch bảo tồn lâu dài và trở thành sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn khách.
Sáu là: Khuyến khích các địa phương đóng góp và tham gia tu bổ, tôn tạo các di tích đang xuống cấp và đầu tư khai thác du lịch, song cần thực hiện nghiêm theo Luật Di sản văn hóa và Luật Du lịch, xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nhằm huy động các nguồn lực xã hội có hiệu quả đóng góp vào công việc có ý nghĩa kinh tế - văn hóa – xã hội to lớn này.
Bảy là: Nhà nước cần tập trung đầu tư nhằm triển khai thực hiện các đề án tu bổ, phục hồi các di tích lịch - sử văn hóa thời Lý có giá trị tiêu biểu như dự án tu bổ chùa Phật Tích, tu dựng lại chùa Dạm, kết hợp với việc xây dựng các khu văn hóa du lịch lịch sử về thời Lý, như khu văn hóa du lịch đền Đô( Đình Bảng),: Dương Lôi – Tiêu Sơn: khu văn hóa du lịch về chiến thắng Như Nguyệt xã Tam Phong( huyện Yên Phong), v.v… nhằm kết hợp chặt chẽ giữa phat huy các giá trị di tích lịch sử, giữa xây dựng văn hóa với phát triển kinh tế, giữa văn văn hóa với du lịch, v.v…
Tám là: Quan tâm thích đáng tới công tác sưu tầm, nghiên cứu, tuyên truyền giá trị di sản văn hóa thời Lý. Cần sớm bổ xung, đa dạng các hiện vật trưng bàynhà Bảo tang tỉnh để mọi người có dịp tham quan nghiên cứu những di sản văn hóa của tỉnh Bắc Ninh, trong đó có số lượng phong phú và đặc sắc các di sản văn hóa thời Lý. Khuyến khích các nhà sưu tập cổ vật trong tỉnh tổ chức các cuộc trưng bay giới thiệu kết quả sưu tập để công chúng được tham quan, thưởng thức. Hướng đến Bảo tàng cũng trở thành điểm đến trong các hành trình du lịch ở Bắc Ninh.
Chín là; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học nhằm làm sang tỏ giá trị của các di sản văn hóa tiêu biểu, những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những công lao đóng góp của các danh nhân lịch sử thời Lý là người quê hương Bắc Ninh, như các vua Lý, bà Phạm Thị, các thiềng sư Khánh Văn, Vạn Hạnh, các danh nhân Nguyên phi Ỷ Lan, Thái sư Lê Văn Thịnh,v.v…qua đó khẳng định vị trí, vai trò của Bắc Ninh thời Lý, những đóng góp của nhân dân Bắc Ninh, mà tiêu biểu là các danh nhân văn hóa của quê hương, đã đóng góp to lớn vào việc kiến lập và xây dựng triều Lý, thành lập kinh đô Thăng Long, xây dựng và phát triển quốc gia và nền văn minh Đại việt. Cần biên soạn và xuất bản các công trình chuyên khảo về các danh nhân triều Lý tiêu biểu người quê hương Bắc Ninh, các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu thời Lý ở
Bắc Ninh, như đền Đô, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Dạm, v.v… nhằm phổ biến rộng rãi trong công chúng những di sản văn hóa thời Lý ở Bắc Ninh, từ những kết quả đó kết hợp phục vụ công tác nghiên cứu phát triển du lịch theo chiều sâu.
Mười là: Ngoài viêt tu bổ các di tích lịch sử văn hóa lien quan đến triều Lý tỉnh Bắc Ninh, quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch tại các di tích tiêu biểu nhằm thu hút khách du lịch, cụ thể:
-Các làng thuộc quê hương nhà Lý như Đình Bảng - Dương Lôi; cùng thờ các vua nhà Lý và Thánh mẫu Phạm Thị. Ngày hội đền Đô, trong lễ dước, đại diện dân làng Dương Lôi được đi sau kiệu thánh mẫu.
-Ngày hội lang Đình Bảng, hội làng Dương Lôi, dân hai làng đều có lễ vật lên lễ tại chùa Tiêu Sơn – nơi trụ trì của Thiềng sư Vạn Hạnh – cũng là nơi bà Phạm Thị làm thủ hộ, sau gặp thần nhân thụ thai rồi sinh ra Lý Công Uẩn.
-Ngày hội làng Tam Tảo – nơi thờ ông Trần Qúy và bà Phương Dung – những người đã có công giúp Lý Công Uẩn thoát khỏi sự truy đuổi của nhà Lê, nhân dân hai làng Đình Bảng và Dương Lôi đều có lễ vật và dự lễ rước thể hiện sự tri ân đối với hai ông bà Trần Qúy và Phương Dung.
-Các làng trên chiến tuyến Như Nguyêt thuộc đôi bờ sông Cầu, hầu hết đều thờ thánh Tam Giang, có lệ tục chung là kiên kị tên thánh (Hống – Hát): nhiều làng kết chạ với nhau và có tục trai gái các làng kết chạ không lấy nhau. Đặc biệt các làng đều có chung ngay lễ Đức Thánh mẫu Tam Giang vào ngày 15/4 âm lịch. Ngày này các làng đều rước kiệu và lễ vật đều tế lễ chung tại đền Vân Mẫu, xã Vân Dương ( thuộc TP Bắc Ninh), nơi có mộ và đền thờ Thánh mẫu Tam Giang.
-Các làng đều thờ tướng Lê Phụng Hiểu thường kết chạ anh – chạ em với nhau, trong ngày hội làng thường rước “chạ anh” sang cùng tổ chức lễ hội và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân giang.
-Các làng thờ các danh nhân thời Lý như Lê Văn Thịnh, Đoàn Thượng, Nguyên phi Ỷ Lan, hay các thành hoàng có công đánh giặc Ma Na thời Lý ( được thờ ở các làng thuộc xã An Thịnh, Trung Kênh thuộc huyên Lương Tài), v.v… đều có mối quan hệ chặc chẽ với nhau, được biểu hiệ tập trung trong các ngày lễ hội làng: cùng nhau tổ chức tế lễ, rước sách và mở các chò vui dân giang.
Các hoạt động lễ hội với nhiều nghi lễ rước, tế lễ trang nghiêm thể hiện sự ghi nhớ các sự kiện, danh nhân lịch sử, văn hóa thời Lý, đồng thời cũng biểu hiện khá tập trung tín nghưỡng, tâm linh và sinh hoạt tôn giáo của những làng quê nông nghiệp lúa nước điển hình ở tỉnh Bắc Ninh, với các nghi thức như rước nước, rước phật, rước thánh, rước “Tứ pháp” cùng nhiều lễ vật truyền thống như xôi gà, bánh trưng, bánh dày, v.v… trong đó có những lễ vật khá độc đáo như : lợn đen, chè “ đất sét ” , gỏi cá, cá mè nướng, “ cháo thái” , v.v … nhiều trò vui dân giang thể hiện truyền thống thượng võ thời Lý và các hoạt động văn nghệ dân giang phong phú, đặc sắc như: đua thuyền, bơi chải, vật,
cướp cầu, rước nước, đặc biệt là nhiều lễ hội có tục thi kéo chữ “ Thiêng hạ thái bình”, v.v… là chò chơi được nhiều dự đoán là có từ thời Lý. Những hoạt động lễ hội có sức hấp dẫn đối với khách du lịch do đó việc phát triển các tour du lịch tham quan nhưng di sản văn hóa trên quê hương nhà Lý là rất khả quan và cần thiết. Trục tham quan tù đền Đô đến tham khu Sơn Lăng – nơi yên nghỉ của các đời vua thời Lý, thăm làng Đình Bảng, làng Dương Lôi và các di tích có liên quan đến nhà Lý thuộc xã Từ Sơn. Trục tham quan về chiến tuyên và chiến thắng Như Nguyệt năm 1077 dọc tuyến sông Cầu thuộc địa phận huyên Yên Phong và Quế Võ,v.v… các trục tham quan này sẽ kết hợp giới thiệu việc lịch sử hình thành, tồn tại, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, sự phát triển và kết thúc của vương triều Lý.
Từ nhiều năm nay, khu di tích đền Đô thường xuyên đón tiếp các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng bào trong và nhiều quý khách nước ngoài tới tưởng niệm và tham quan. Lễ hội đền Đô đã trở thành lễ hội lớn mang quy mô quốc gia, để nhân dân cả nước bày tỏ niềm tri ân đối với các vua Lý và công lao của triều Lý. Các chương trình của lễ hội đền Đô đã đóng góp quan trọng vào lễ hội kỉ niệm 990 năm và năm 2000 và kỉ niêm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010. Do vậy, đền Đô cần tiếp tục hoàn thiện các dịch vụ tiện ích cho khach du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ.
Tại địa điểm Như Nguyệt lịch sử, nay thuộc làng Như Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, ngay từ năm 1987, nhân kỉ niệm 910 năm chiến thắng Như Nguyệt, UBND huyện Yên Phong đã chỉ đạo tổ chức lễ hội với quy mô lớn. Từ đó, vào những năm kỉ niệm chẵn; 1997 và 2007, lễ hội chiến thắng Như Nguyệt được định kì tổ chức với quy mô lớn, nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc nhằm tái hiện hào khí chiến thắng Như Nguyệt mùa xuân năm 1077 trên quê hương Yên Phong – Bắc Ninh. Những hoạt động