2.3.1 Ưu điểm
- Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu cơ bản đều vượt so với mục tiêu đã đề ra.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được tăng cường, Nhất là cơ sở lưu trú du lịch có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Riêng trong giai đoạn 2007 - 2010 đã có 66 cơ sở được xây dựng mới (chiếm 1/3 số lượng cơ sở lưu trú giai đoạn 2001 - 2010) đưa tổng số cơ sở lưu trú cả tỉnh lên 178 cơ sở. Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh cơ bản đáp ứng số lượng khách vào các mùa lễ hội.
Nhóm 1
- Các dự án Khu du lịch được tiến hành quy hoạch chi tiết. Có sự đổi mới chuyển đổi về phương thức đầu tư BT cơ sở hạ tầng và xác định chủ đầu tư.
- Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch tiếp tục được cải thiện. Trong 4 năm (2007 - 2010), đã thu hút thêm số lượng lao động bằng 1/3 số lao động trực tiếp của cả giai đoạn 2001 - 2010. Đến nay toàn tỉnh có 1.140 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch .Tỷ lệ lao động phổ thông trong ngành du lịch đã giảm xuống, từ tỷ lệ 70 - 80% xuống còn 50% năm 2010.
- Công tác tuyên tuyền, quảng bá du lịch có bước tiến bộ. Tổng kinh phí đạt hơn 1,3 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2006 - 2010 kinh phí gấp 3 lần kinh phí tuyên truyền quảng bá của cả giai đoạn 2001 - 2006. Sau khi sát nhập thành sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch công tác tuyên truyền quảng bá du lịch có được sự đa dạng và rộng rãi khi kết hợp, lồng ghép với việc tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao có qui mô lớn trên địa bàn của tỉnh như: Giải Boxing nữ quốc tế, giải bóng truyền nữ, Festival Bắc Ninh 2010, chương trình nghệ thuật Về miền Quan họ, chương trình thi hát Dân ca Quan họ đầu xuân...
2.3.2 Tồn tại, hạn chế.
- Mặc dù các chỉ tiêu phát triển du lịch có nhịp độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ đóng góp vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng du lịch.
- Chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và đưa ra các chiến lược phát triển du lịch xứng tầm, thể chế các chiến lược thành các kế hoạch đặc biệt về đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Cơ sở hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhất là cơ sở hạ tầng các khu du lịch và các điểm du lịch. Các dự án khu du lịch được coi là khâu đột phá cho du lịch, song tiến độ thực hiện dự án theo quy hoạch còn rất chậm. Hiện nay các dự án khu du lịch vẫn chỉ dừng ở việc xây dựng một số tuyến đường giao thông. Do vậy chưa tạo ra được điểm nhấn hấp dẫn để thu hút và lưu giữ chân khách khi đến với Bắc Ninh. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức BT đã xác định được chủ đầu tư nhưng chưa đảm bảo tiến độ thực hiện.
- Bắc Ninh chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng cao, nên chưa tạo được điểm nhấn để thu hút và lưu giữ khách đến Bắc Ninh. Sản phẩm phần lớn chỉ dựa vào giá trị sẵn có của các điểm di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống và Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Các điểm quy hoạch du lịch mới chỉ đầu tư trùng tu, tôn tạo là chính còn hạn chế về cơ sở hạ tầng (Đường vào, cảnh quan, môi trường) và chất lượng phục vụ (Hướng dẫn viên, hàng lưu niệm, phong cách đón tiếp, dịch vụ thông tin...).
- Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn vừa ít về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn và năng lực tài chính. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa được đảm bảo và đặc biệt là đội ngũ lao động trong ngành du lịch thiếu tính chuyên nghiệp. Các loại hình kinh doanh du lịch phát triển thiếu đồng bộ, trong số hơn 200 cơ sở kinh doanh du lịch có tới 178 cơ sở kinh doanh lưu trú, nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau rất thấp. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch thấp, có tới 50% lao động chưa
Nhóm 1
qua đào tạo. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ; chưa có điểm di tích lịch sử - văn hóa nào có hướng dẫn viên hoặc thuyết minh viên chuyên nghiệp làm việc tại điểm.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tuy đã có chuyển biến, song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các sản phẩm quảng bá như tờ rơi, tờ gấp, đĩa VCD, DVD, sách ... số lượng phát hành trong giai đoạn vừa qua mới chỉ đáp ứng việc cung cấp tới các điểm diểm di tích, khách sạn, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trên địa bàn Bắc Ninh, chưa quảng bá đến được các thị trường khách du lịch lớn trong và ngoài nước…
Nhóm 1
CHƯƠNG III
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH NÓI CHUNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỀN ĐÔ – ĐÌNH BẢNG NÓI RIÊNG
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
3.1 Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch Bắc Ninh nói chung và Đình Bảng nói riêng nói riêng
3.1.1Các yếu tố khách quan
Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bắc Ninh nói riêng trong đó có Đình Bảng phát tsriển trong trong bối cảnh quốc tế diễn biến khá phức tạp với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu du lịch toàn cầu tiếp tục tăng cùng với sự chuyển dịch của dòng khách du lịch quốc tế đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương mở ra những cơ hội thuận lợi cho phát triển du lịch của các nước ở khu vực này, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các bất ổn về chính trị diễn ra trên diện rộng, bắt đầu với sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ, chiến tranh ở Trung Đông, nạn khủng bố, dịch bệnh xẩy ra liên tiếp. Khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới lan rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và tác động trực tiếp đến “cầu” du lịch quốc tế. Bối cảnh trên đã có những tác động, cả tích cực và tiêu cực đối với du lịch Việt Nam và du lịch Bắc Ninh.
Trong nước, tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định; kinh tế vĩ mô phát triển; uy tín và vị thế chính trị, ngoại giao quốc tế của Việt Nam ngày được tăng cường cùng với việc Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn như Sea games 22, Hội nghị APEC; Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và năm 2010 Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, v.v. đã mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, trong đó có du lịch Bắc Ninh phát triển.
Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bắc Ninh nói riêng có được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và được khẳng định qua Nghị quyết các Đại hội Đảng toàn quốc từ khoá VIII đến khoá X theo đó xác định:“Từng bước đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”, và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010 được Đại hội Đảng lần thứ X thông qua: “Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”.
Nhóm 1
Du lịch Bắc Ninh có được sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các ngành các cấp. Quan điểm về vai trò du lịch Bắc Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng Bộ Bắc Ninh lần thứ XVIII.
3.2 Những điểm mạnh - điểm yếu và cơ hội - thách thức đối với phát triển du lịch Bắc Ninh nói chung và Đình Bảng nói riêng Bắc Ninh nói chung và Đình Bảng nói riêng
Việc phân tích "điểm mạnh, điểm yếu - cơ hội, thách thức" đối với bất cứ sự phát triển nào là rất cần thiết bởi đây là những đánh giá và "tầm nhìn" có tính chiến lược trên cơ sở phân tích về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Phát triển du lịch trong đó đặc biệt là loại hình du lịch tâm linh mà đền Đô là một địa điểm cần tiến hành quy hoạch ngay để ngày càng thu hút khách du lịch về với Bắc Ninh về với nới phát tích của triều đại khai sáng nền văn minh Đại Việt – đền Đô – Đình Bảng.
3.2.1 Điểm mạnh
Điểm mạnh của du lịch Bắc Ninh được xác định trên cơ sở phân tích những đặc điểm lợi thế so sánh về các yếu tố chủ yếu có tác động đến hoạt động phát triển du lịch.
a. Tính đa dạng về tài nguyên du lịch
Với bề dày lịch sử và do đặc điểm địa hình của lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng trung du (Bắc Giang, Quảng Ninh), Bắc Ninh là địa phương có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú (khí hậu, địa hình, sinh thái, sông hồ, di tích lịch sử văn hóa; lễ hội, nghề truyền thống; v.v.), trong đó có nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt mà tiêu biểu là: dân ca quan họ Bắc Ninh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; cảnh quan núi Dạm, núi Thiên Thai, …; hệ thống sông hồ mà tiêu biểu là sông Đuống, sông Cầu; nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Đình Bảng…; các lễ hội truyền thống như lễ hội đền Bà Chúa Kho, lễ hội Lim, v.v.; các làng nghề mà tiêu biểu là tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, v.v. Thế mạnh du lịch văn hóa Bắc Ninh có thể được gói gọn trong hai chữ ”bảy Tổ” của Việt Nam là: Chùa Tổ - Nam Bang Thuỷ Tổ - Nam giao học Tổ - Thuỷ Tổ Quan Họ - Tổ Trúc lâm thiền sư - Tổ thủ khoa Đại Việt - Tổ quân Sự.
Tiềm năng du lịch đa dạng này là một trong những điểm mạnh quan trọng của du lịch Bắc Ninh so với một số địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Bình, v.v.
Với tính đa dạng về tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên khá đặc sắc, Bắc Ninh hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch không trùng lặp không chỉ đối với hoạt động phát triển du lịch của bản thân địa phương Bắc Ninh
Nhóm 1
mà còn sẽ không trùng lặp với sản phẩm du lịch nhiều địa phương khác trong khu vực. Điều này sẽ tạo cho du lịch Bắc Ninh có được sức hấp dẫn du lịch riêng và đây sẽ là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch Bắc Ninh trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt Nam, khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm du lịch đang là yếu tố cản trở sự phát triển, làm hạn chế tính hấp dẫn du lịch Việt Nam nói chung, du lịch các “vùng miền” và các địa phương nói riêng.
b. Hình ảnh du lịch:
Trong phát triển du lịch, hình ảnh điểm đến là yếu tố quan trọng tạo sức hấp dẫn khách du lịch. Trên địa bàn Bắc Ninh, các địa danh như đền Bà Chúa Kho, tranh Đông Hồ, .v.v đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng như một điểm đến văn hóa, lịch sử - tâm linh và làng nghề. Đây được xem như một điểm mạnh mà nhiều địa phương lân cận không có được. Vấn đề ở chỗ là cần duy trì và phát huy hình ảnh đã có và tạo được những hình ảnh mới để Bắc Ninh thực sự là điểm đến hấp dẫn trong con mắt du khách.
c. Vị trí địa lý và hạ tầng du lịch tương đối phát triển:
Với vị trí liền kề với Hà Nội, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh) và nằm trên tuyến du lịch quốc gia Hà Nội - Quảng Ninh, trên trục hành lang kinh tế - du lịch Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Bắc Ninh có lợi thế quan trọng đặc biệt trong phát triển du lịch.
Là một đô thị đang phát triển mạnh với định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông, là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch Bắc Ninh. Bắc Ninh là địa phương trong vùng đồng bằng - trung du phía Bắc có được ưu thế này.
Là một địa phương nằm trên trục giao thông QL18 nối vùng đồng bằng sông Hồng với vùng duyên hải Đông Bắc được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp trong thời gian qua cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt đô thị của TP.Bắc Ninh, thị trấn Từ Sơn hạ tầng xã hội nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng của Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.
Năm 2007, việc đưa vào vận hành QL18 nối Hà Nội (trung tâm vùng du lịch Bắc Bộ) với Quảng Ninh (trung tâm đồng vị địa bàn trọng điểm du lịch duyên hải Đông Bắc), và nâng cấp QL1A nối Hà Nội – Lạng Sơn đã cho phép giảm đáng kể thời gian từ Hà Nội, nơi có cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, đến Bắc Ninh nói chung và các địa danh du lịch nổi tiếng như đền Bà Chúa Kho, chùa Dâu, chùa Phật Tích, v.v.
Ngoài giao thông đường bộ, là một địa phương có hệ thống sông, đặc biệt là sông Đuống, sông Cầu tương đối phát triển, giao thông đường thuỷ cũng là thế mạnh
Nhóm 1
của Bắc Ninh. Từ TP. Bắc Ninh có thể tiếp cận nhiều điểm du lịch bằng đường thuỷ và đây là thế mạnh cần phát huy nhằm tạo ra các tour du lịch hấp dẫn với việc xây dựng các bến thuyền du lịch ở những địa điểm thích hợp.
Ngoài ra, với việc nâng cấp sân bay Nội Bài, Bắc Ninh cũng sẽ có cơ hội trực tiếp đón khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu hàng không quốc tế quan trọng nhất khu vực phía Bắc này. Đây là một lợi thế quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch của Bắc Ninh.
Như vậy có thể khẳng định vị trí địa lý và hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông là một "điểm mạnh" của du lịch Bắc Ninh so với một số địa phương trong tiểu vùng du lịch Trung tâm Hà Nội và phụ cận.
3.2.1 Điểm yếu:
Bên cạnh những "điểm mạnh", du lịch Bắc Ninh cũng có những "điểm yếu" cần phải được xác định nhằm có được những giải pháp và chiến lược khắc phục phù hợp. Qua phân tích các yếu tố có liên quan đến tình trạng hạn chế trong phát triển du lịch Bắc Ninh thời gian qua có thể thấy những "điểm yếu" chủ yếu của du lịch Bắc Ninh bao gồm:
a. Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp)
Trong quá trình phát triển du lịch thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, đội ngũ lao động ngành du lịch Bắc Ninh còn hạn chế cả về số lượng và trình độ quản lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong cơ chế thị trường. Điều