Áp lực môi trường từ hoạt động du lịch:

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 107 - 114)

Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch có tác động nhiều mặt đến môi trường. Dưới góc độ xem xét các hoạt động tương đối đặc trưng cho riêng ngành, các tác động chính bao gồm:

- Khả năng cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và chất thải rắn thường không đồng bộ giữa nhu cầu phát triển và khả năng đáp ứng.

- Các vùng phát triển du lịch tập trung phải chịu thêm sức ép nhiều mặt do các hoạt động phát triển du lịch, đồng thời kéo theo hiện tượng tăng dân số theo mùa cũng làm tăng thêm sức ép vốn có lên các tài nguyên và môi trường tự nhiên từ hoạt động phát triển kinh tế khác diễn ra trên cùng lãnh thổ.

- Do bản chất mùa vụ của nhiều hoạt động du lịch, các nhu cầu tại các thời kỳ cao điểm tại nhiều khu vực phát triển du lịch có thể vượt quá năng lực đáp ứng tại chỗ về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương như ách tắc giao thông, cơ sở lưu trú, bưu chính viễn thông, y tế...

- Phát triển du lịch có thể tạo ra tác động tới môi trường, hệ sinh thái tự nhiên hiện hữu trong khu vực.

- Mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa những người làm du lịch với cư dân của cộng đồng địa phương do việc phân bổ lợi ích và chi phí của du lịch chưa công bằng. Ngoài các liên quan cơ bản giữa môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn) và việc phát triển du lịch như đã nêu ở trên, các hoạt động phát triển du lịch còn có thể gây nên những áp lực có tính chất tiềm tàng (tác động lâu dài) tới môi trường trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Các tác động đó có thể xem xét sơ bộ như sau:

a. Áp lực trong giai đoạn quy hoạch:

- Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất làm ảnh hưởng tới đời sống của các cư dân địa phương, hoặc hiện trạng các điểm văn hóa, lịch sử quan trọng.

- Làm mất chức năng môi trường của các hệ sinh thái tự nhiên.

- Thoái hóa các môi trường không khí, nước và đất... do gia tăng ô nhiễm. - Phá hủy các hệ sinh thái, các vùng đất, thảm thực vật ngập nước...

b. Áp lực dưới tác động khi hoạt động du lịch được triển khai hoạt động: Tác động tới môi trường tự nhiên

- Ô nhiễm nước (nước ngầm, nước mặt) do chất thải, khai thác tài nguyên không hợp lý, không có các giải pháp khai thác tài nguyên phù hợp.

- Làm tổn hại đến hệ sinh vật tự nhiên (do khai thác quá mức làm thực phẩm, đồ lưu niệm, ảnh hưởng đến điều kiện sống...).

- Làm ô nhiễm không khí do mật độ xe cộ, tàu thuyền, khí thải của các hệ thống làm lạnh và do người tập trung quá đông vào một số thời điểm.

- Gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất, đặc biệt là các vùng đất ngập nước, bán ngập nước do chất thải không được xử lý và hiện tượng xói lở.

Các tác động về kinh tế - xã hội

- Tích cực

o Tăng thu nhập cho dân địa phương.

o Lợi nhuận do sự gia tăng giá trị bất động sản. o Giảm bớt lao động phổ thông.

- Tiêu cực

o Thu hẹp diện tích sinh sống của cộng đồng dân địa phương.

o Làm tăng sự phân hóa xã hội trong cộng đồng khi không có sự phân phối công bằng trong việc tạo ra nguồn thu nhập.

o Tình trạng trượt giá cục bộ (do phát sinh nhu cầu tiêu dùng từ khách du lịch là đối tượng có mức chi trả cao hơn người dân địa phương), ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng.

o Mất cơ hội thu nhập do các nguồn thu nhập truyền thống không còn.

o Giảm sức sản xuất lương thực của địa phương (do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, lao động và ngành nghề).

o Gây sức ép lên các truyền thống và làm mất đi một số giá trị văn hóa của địa phương.

o Tiếp cận với các khó khăn về tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, quá tải trong dịch vụ giao thông.

o Mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên (nguồn nước, rừng cây, mặt nước sông hồ...), trong sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ (hệ thống thoát nước, cung cấp điện nước, các nơi chứa chất thải, giao thông, trung tâm y tế) với các cơ sở khác.

o Ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng (ô nhiễm từ chất thải rắn và lỏng, các bệnh dịch đến từ nơi khác, bệnh xã hội...).

Để minh họa cho các đánh giá chung như trên, có thể đi sâu phân tích một số hoạt động trong quá trình phát triển du lịch có tác động đến môi trường như sau:

Tác động đến môi trường tự nhiên:

Phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan góp phần làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường. Tác động về môi trường của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên được xác định một cách rõ nhất là những tác động đến các môi trường thành phần như nước, không khí, đất và các hệ sinh thái.

- Tác động đến môi trường nước

o Việc giải phóng mặt bằng và san đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sạt lở, có thể làm thay đổi lưu lượng, dòng chảy tự nhiên và chất lượng nguồn nước.

o Quá trình xây dựng với các vật liệu phế thải, nước thải và lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành từ các thiết bị xây dựng không được xử lý có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

o Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. - Tác động đến môi trường không khí

o Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hoặc do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí phục vụ

du khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệu năng lượng rắn (như củi, than...) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở dịch vụ du lịch. o Tiếng ồn do hoạt động của các thiết bị máy móc xây dựng các công trình

dịch vụ du lịch, tăng số lượng xe cộ và các phương tiện vui chơi giải trí, do các hoạt động của du khách tập trung đông tại các điểm dịch vụ du lịch. - Tác động đến môi trường đất

o Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để dành xây dựng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và các cơ cấu sử dụng đất khác.

o Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất bề mặt và làm suy thoái môi trường đất.

o Một số khu vực cảnh quan tự nhiên có giá trị khi được sử dụng khai thác du lịch thường bị ngăn lại không cho dân địa phương vào vì chúng đã trở thành tài sản riêng của các khách sạn hoặc tư nhân kinh doanh ngành du lịch. o Việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng thường làm

cho cảnh quan và các di tích xuống cấp về mặt thẩm mỹ kiểu cách và kiến trúc truyền thống. Lượng du khách quá đông đến thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng có tác động xấu đến môi trường đất tại đây do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở...

- Tác động đến môi trường sinh học

o Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch và không được xử lý đúng quy cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước.

o Trong các khu vực nhạy cảm về môi trường, rác thải không được thu gom kịp thời gây khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây ô nhiễm đến các thành phần môi trường khác, các chất phế thải sẽ thu hút các loài động vật ăn xác thối. Thêm nữa, rác thải là nguy cơ làm lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sự sinh tồn, phát triển của hệ sinh thái tự nhiên cũng như của khách du lịch và người dân bản địa.

o Các hệ sinh thái vùng ngập và bán ngập ven sông bị chặt phá để xây dựng các công trình phục vụ du lịch.

o Nhu cầu của du khách về các loài động thực vật đặc hữu trong tự nhiên dẫn tới việc suy giảm, kiệt quệ nguồn thực phẩm tự nhiên do bị khai thác, đánh bắt quá mức để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.

o Các hoạt động du lịch và thể thao mặt nước như đi thuyền gắn máy tham quan, đua mô tô nước... là nguy cơ đe dọa đến nhiều loài sinh vật dưới nước.

o Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch có thể ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường cảnh quan tự nhiên cũng như sinh hoạt của người dân địa phương.

Tác động đến phát triển kinh tế:

Hoạt động phát triển du lịch có 3 tác động tích cực đối với phát triển kinh tế: o Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh tỷ lệ thuận với số lượng du khách gia tăng. o Tạo nhiều việc làm, đặc biệt với dân cư tại các vùng phát triển du lịch. o Phát triển khu vực thông qua phát triển hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư và giao lưu

liên vùng, liên quốc gia.

Tuy nhiên, nếu không được xem xét một cách có cân nhắc, những tác động tích cực này lại thường không được đánh giá do có những vấn đề sau:

o Lượng ngoại tệ nhập vào không được tính rõ ràng vì ngành du lịch mang tính liên ngành, các khoản thu được tính vào lợi ích của nhiều ngành kinh tế khác như giao thông, thương mại, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng...

o Đầu tư khá tốn kém nếu chỉ xét về mặt phát triển hạ tầng ở địa phương. o Du lịch có thể là một nhân tố làm mất sự ổn định về sinh thái ở một số khu

vực riêng biệt.

o Phát triển của một số hoạt động kinh tế và sự ổn định về xã hội sẽ phụ thuộc vào ngành du lịch, đặc biệt là vào tính thời vụ của hoạt động du lịch.

o Các việc làm tạo ra từ phát triển du lịch không đem lại kết quả như mong muốn cho dân cư địa phương nếu như không có biện pháp đào tạo nghề phù hợp và quản lý được sự di dân tự do.

Tác động đến chất lượng cuộc sống:

Do đặc tính riêng, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế thuần túy mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, môi trường. Do đó điều quan trọng phải hiểu rằng khi đánh giá tác động của hoạt động du lịch cần chú ý đến không chỉ các hệ quả kinh tế dễ thấy như thu nhập và ngoại tệ, mà còn có các hệ quả phi kinh tế khó nhận biết được, như sức khỏe và các yếu tố văn hóa xã hội.

- Khía cạnh sức khỏe

Khi hoạt động du lịch gia tăng vượt quá khả năng kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, do vậy có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và phúc lợi của cả du khách và dân địa phương. Ở đây trình bày một số tác động qua lại giữa du lịch và sức khỏe và chỉ ra những lĩnh vực, nơi mà hoạt động du lịch đã tác động đến sức khỏe của du khách cũng như của dân bản địa, xét về mặt tiêu cực và tích cực.

Hoạt động du lịch ngày càng phát triển đã dẫn tới việc tăng đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ tại điểm du lịch. Thực phẩm nếu chỉ được quản lý về mặt cung cấp theo số lượng mà không được quan tâm đến chất lượng thì có thể trở thành một kênh lây lan các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, kiết lỵ trực khuẩn, kiết lỵ amip, dịch tả, bạch hầu và lây nhiễm liên cầu khuẩn...

Xúc tiến và mở rộng du lịch có thể sẽ là nguy cơ gián tiếp gây ra việc lan truyền những căn bệnh "thế kỷ" dễ lây lan như AIDS, SARS... và còn là điều kiện để lớp trẻ kém hiểu biết theo đuổi nghề mại dâm để kiếm tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với du khách, quá trình truyền bệnh diễn ra theo cả hai hướng: truyền cho và nhận lại từ người dân nước sở tại.

Các chủng tộc khác nhau có khả năng miễn nhiễm tự nhiên khác nhau đối với một số bệnh. Thông qua du lịch, người dân từ nơi này đến nơi khác có thể mang theo mình những vi sinh vật gây bệnh và gây nhiễm cho người bản địa có khả năng miễn dịch tự nhiên thấp hơn và do đó sẽ tăng khả năng mắc bệnh; và quá trình ngược lại cũng có thể xảy ra.

- Vệ sinh môi trường

Việc phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho điều kiện vệ sinh môi trường tại các khu du lịch trở nên xấu hơn do sự gia tăng lớn của các chất gây ô nhiễm (rác, nước thải, khí thải) và các điều kiện tại chỗ chưa đủ khả năng xử lý, thiếu nước cấp, trạng thái ồn ào, bụi bặm, tắc nghẽn giao thông. Môi trường vệ sinh xấu sẽ là nguyên nhân cho bệnh dịch hoành hành và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của du khách và dân địa phương.

- Các khía cạnh văn hóa - xã hội

Những tác động về văn hóa và xã hội của du lịch được thể hiện góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng. Nói cách khác, du lịch tác động đến người dân địa phương trong quá trình họ quan hệ trực tiếp và gián tiếp với du khách. Khó có thể định lượng được ảnh hưởng văn hóa xã hội của du lịch vì phần lớn đó là tác động gián tiếp, cần theo dõi qua thời gian dài và thậm chí không thể lượng hóa được.

Tác động tăng dân số học:

Hoạt động phát triển du lịch là tác động đến việc thuyên chuyển và nhập cư sức lao động. Nhân công nhập cư là một hiện tượng phổ biến ở các khu du lịch. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều chỉ tiêu dân số học liên quan đều bị thay đổi.

Tác động về nghề nghiệp:

Về mặt kinh tế, du lịch tồn tại dưới dạng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ hội kinh doanh và việc làm. Du lịch phát triển tạo ra việc làm có những ảnh hưởng tích cực làm cho xã hội ổn định, bao gồm:

o Tạo thêm sự gắn kết và ngăn chặn sự tan rã của các cộng đồng địa phương. o Giảm bớt lượng nhân công lao động bỏ quê hương đi nơi khác tìm việc làm. o Củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản của địa phương qua việc

cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ và thủ công nghiệp cho khách du lịch. Du lịch cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc. Nét đặc biệt của hoạt động du lịch là làm thêm ngoài giờ, nhiều loại việc làm và tính thời vụ. Việc phát triển các hoạt động du lịch sẽ làm giảm bớt các hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (cả về tính chất, thời gian và nhân công tham gia làm việc), nhưng lại phát triển một số những nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.

Chuyển biến về chuẩn mực xã hội:

Quá trình tiếp xúc giữa du khách và người dân địa phương gây lên sự thay đổi về xã hội, đặc biệt là trong xã hội biệt lập. Thông qua sự giao lưu đó, nhiều nét tương đồng về chuẩn mực xã hội sẽ có tác dụng tích cực vì tính cộng hưởng, nhưng những nét khác

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 107 - 114)