- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đầu tư phát triển du lịch và ban hành những quy định quản lý đối với từng đối tượng, loại hình, sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước theo lãnh thổ và chuyên ngành theo quy hoạch tổng thể và sơ đồ tổ chức không gian được UBND tỉnh phê duyệt.
- Hoạt động du lịch mang tính liên ngành, liên vùng trong quy hoạch, kế hoạch dự án cũng như trong thực tế... Vì vậy cần có sự thống nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các ngành các cấp trong toàn tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và
Nhóm 1
Du lịch Bắc Ninh chủ động phối hợp với các ngành các cấp, xây dựng quy chế phối hợp để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch và các hoạt động du lịch đạt hiệu quả đồng thời ngăn ngừa, hạn chế được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến anh ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục và môi trường... để bảo đảm cho hoạt động du lịch bền vững trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh khởi xướng và hỗ trợ việc hình thành Hiệp hội du lịch Bắc Ninh là thành viên của Hiệp hội du lịch Việt Nam để xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch (lữ hành, lưu trú, các khu VCGT, làng nghề) nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, có khả năng phối kết hợp tổ chức các sự kiện lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế và đảm bảo cạnh tranh kinh doanh lành mạnh.
- Việc tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại các điểm di tích và các khu điểm du lịch trong tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các cơ quan ban ngành khác với chính quyền các huyện, thị và cộng đồng địa phương. Xem xét xây dựng các Ban quản lý khu di tích, Ban quản lý khu du lịch cộng đồng cùng với qui chế quản lý hoạt động chặt chẽ, tuân thủ các qui định liên quan của Nhà nước về hoạt động thương mại, an ninh trật tự, bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử và cảnh quan môi trường. Ban hành cơ chế quản lý quỹ và kiểm soát hoạt động tài chính cho các khu di tích, khu điểm du lịch trong tỉnh.
- Bên cạnh việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước là việc xây dựng và kiện toàn hoạt động cơ quan đơn vị nhằm đến mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác và quản lý tốt nhất tiềm năng, tài nguyên, phát triển thị trường và sản phẩm du lịch. Tạo lập sự thúc đẩy ngành phát triển trong ổn định và bền vững.
3.6.1Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch thực chất là định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ dựa trên sự phân bố về không gian những giá trị của các tiềm năng tài nguyên du lịch, của kết cấu hạ tầng để khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực của lãnh thổ cho phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch phải được lồng ghép trong không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ được quy hoạch và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận cũng như trong toàn khu vực để có các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ, Bắc Ninh sẽ tạo ra được sự liên kết giữa các điểm du lịch và xác định rõ không gian tập trung đầu tư nhằm tập trung đầu tư để có được những sản phẩm du lịch đặc thù. Cụ thể là việc hình thành các cụm điểm tuyến du lịch, đảm bảo các hoạt động du lịch trong phạm vi lãnh thổ.
Nhóm 1
Phụ thuộc vào tính chất độc đáo, hấp dẫn của nguồn tài nguyên, sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và chất lượng dịch vụ, Bắc Ninh có thể xây dựng được một số sản phẩm du lịch mang ý nghĩa quốc gia hội đủ các yếu tố cạnh tranh và phát triển cũng như một số sản phẩm du lịch có ý nghĩa địa phương, làm phong phú hơn hành trình và trải nghiệm của du khách khi có điều kiện và thời gian lưu trú dài hơn.
Tổ chức không gian du lịch còn chỉ ra các dự án phát triển du lịch với mức độ và quy mô đầu tư khác nhau nhằm khai thác đồng bộ, có hiệu quả tiềm năng du lịch của lãnh thổ, tránh sự đơn điệu, trùng lặp.
Định hướng tổ chức không gian du lịch cần được xem xét và phân tích trong mối quan hệ với vị trí và chức năng của nó ở một không gian phát triển rộng lớn hơn đối với vùng phụ cận. Trên địa bàn Bắc Ninh, tổ chức không gian du lịch sẽ được lồng trong không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển đã xác định vì hoạt động của du lịch luôn luôn xen cài với nhiều ngành dịch vụ khác có liên quan. Hoạt động du lịch là một yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, luôn phát triển hài hòa với hệ sinh thái, kinh tế.
Đối với tổ chức không gian du lịch lãnh thổ một tỉnh, những yếu tố cơ bản cần được xác định là:
- Các không gian thuận lợi cho phát triển du lịch (chính và phụ): đây là nơi tập trung các điều kiện thuận lợi như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, v.v. gắn với đô thị hạt nhân để phát triển du lịch.
- Các địa bàn trọng điểm du lịch (các cụm du lịch): là nơi tập trung nhất các giá trị tài nguyên có khả năng khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức cạnh tranh cao.
- Các khu/điểm du lịch: bao gồm các khu/điểm du lịch có ý nghĩa vùng và quốc gia; các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương dựa vào mức độ giá trị của tài nguyên. - Các tuyến du lịch: bao gồm các tuyến du lịch tổng hợp kết nối các điểm
khu/điểm du lịch có tính chất khác nhau trên một lộ trình; các tuyến du lịch chuyên đề kết nối các khu/điểm du lịch có tính chất tương đồng trên một hành trình. Các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội tỉnh và tuyến du lịch liến kết với các địa phương phụ cận, đặc biệt với trung tâm du lịch vùng.
3.6.1.1 Các không gian du lịch
Căn cứ vào phân tích các yếu tố có liên quan đến mức độ thuận lợi đối với phát triển du lịch, các không gian du lịch (không gian thuận lợi cho phát triển du lịch) sẽ bao gồm 2 không gian du lịch chính là: TP. Bắc Ninh và phụ cận - thị trấn Từ Sơn và trải xuống phía Nam một phần huyện Tiên Du và Thuận Thành gắn với thị trấn Hồ (gọi tắt là không gian du lịch thành phố Bắc Ninh - Từ Sơn - Hồ). Đây là không gian tập trung nhất những giá trị tài nguyên du lịch chủ yếu của Bắc Ninh, trong đó có
Nhóm 1
những giá trị có khả năng xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc thù. Đây cũng là không gian có vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với Hà Nội - trung tâm du lịch của khu vực phía Bắc, đồng thời là trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng với các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, bước đầu có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Không gian du lịch này sẽ là nơi tập trung phần lớn các hoạt động du lịch chủ yếu của Bắc Ninh trong giai đoạn đến năm 2020. Các trung tâm du lịch của Bắc Ninh tập trung chính ở không gian này, theo đó thành phố Bắc Ninh với hướng phát triển thành thành phố văn hiến và phụ cận sẽ là trung tâm du lịch chính của tỉnh; tiếp đến là thị trấn Từ Sơn sẽ là trung tâm du lịch phụ. Trong tương lai xa sau những năm 2020, khi điều kiện về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở thị trấn Hồ được nâng lên, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu du lịch thì đây cũng được xác định là trung tâm du lịch của Bắc Ninh có vai trò điều phối các hoạt động du lịch trên địa bàn phía Nam tỉnh, trong đó có hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Gia Bình.
Bên cạnh không gian du lịch trên, không gian du lịch phía Đông tỉnh trên địa bàn huyện Gia Bình, Lương Tài dọc phía Nam sông Đuống nơi còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa làng quê ở Vạn Ninh, làng nghề Đại Bái, đền Cao Lỗ Vương, cảnh quan núi Thiên Thai và sông Đuống với địa danh nổi tiếng “Lục đầu giang”, v.v. được xác định là không gian có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Bắc Ninh.
Nhóm 1
Nhóm 1
a. Không gian du lịch TP. Bắc Ninh - Từ Sơn - Hồ (Thuận Thành)
Đây là không gian du lịch quan trọng nhất của Bắc Ninh, chi phối các hoạt động đầu tư phát triển, quản lí nhà nước cũng như điều phối luồng khách du lịch chính của tỉnh. Không gian này bao gồm TP. Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và một phần không gian các huyện phụ cận: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du và Thuận Thành.
Trục phát triển, liên kết quan trọng của không gian du lịch là đường 295B (QL1A cũ); QL1A; QL18 và tỉnh lộ 283.
Thành phố Bắc Ninh đóng vai trò trung tâm của không gian du lịch này đồng thời là trung tâm của du lịch tỉnh Bắc Ninh.
Các luồng khách du lịch (thị trường nguồn) có khả năng đến với không gian này bao gồm:
- Khách du lịch theo tour đến từ Hà Nội (bao gồm các tour nối dài) và trực tiếp từ các địa phương khu vực phía Bắc
- Khách du lịch quá cảnh trên tuyến Hà Nội - Quảng Ninh - Cư dân thành phố Bắc Ninh và các huyện trong tỉnh
- Người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn phụ cận TP. Bắc Ninh Những điểm tài nguyên du lịch quan trọng của không gian du lịch này bao gồm: - Không gian di sản văn hóa thế giới Quan họ Bắc Ninh với làng quan họ Diềm
(làng Viêm Xá); Núi Lim với lễ hội Quan họ mang tính quốc gia, v.v. - Đền Bà Chúa Kho với lễ hội nổi tiếng mang tính quốc gia (TP. Bắc Ninh); - Thành cổ Bắc Ninh, Văn Miếu, đền thờ 18 Tiến sỹ họ Nguyễn; Chùa Hàm
Long, chùa Dạm với cảnh quan núi Dạm v.v.. (TP. Bắc Ninh)
- Chùa Tiêu, Đình, chùa Đồng Kỵ, đền Đô, đình Đình Bảng, nhà lưu niệm Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ; làng nghề gỗ Đồng Kỵ; sơn mài Đình Bảng (Từ Sơn) - Chùa Phật Tích (Tiên Du);
- Chùa Bút Tháp, chùa Tổ, chùa Dâu, đền thờ Kinh Dương Vương, thành cổ Luy Lâu, lăng Sỹ Nhiếp (Thuận Thành).
- Làng gốm Phù Lãng (Quế Võ)
Các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở không gian du lịch này là:
- Tham quan tìm hiểu di sản văn hóa thế giới dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử
Nhóm 1
- Tham quan tìm hiểu về các danh nhân (danh nhân dân tộc, địa phương) - Tham quan làng nghề (chạm khắc gỗ, tranh giấy, v.v.)
- Du lịch nghỉ dưỡng vùng làng quê Quan họ - Du lịch hội nghị - hội thảo (MICE)
- Du lịch cuối tuần, du lịch - vui chơi giải trí gắn với đô thị - Du lịch quá cảnh trên quốc lộ 18 và tỉnh lộ 283
- Tham quan cảnh quan sông nước (sông Cầu đoạn Bắc Ninh – làng Quan họ Diềm) - Tham quan cảnh quan (núi Bàn cờ gắn với chùa Dạm, núi Chè gắn với chùa
Phật Tích )
b. Không gian du lịch phía Đông theo dải sông Đuống
Đây là không gian du lịch quan trọng của tỉnh Bắc Ninh nhất là trong tương lai khi ý tưởng dự án về khu du lịch gắn với đô thị ”Rồng Việt” trên địa bàn huyện Gia Bình trở thành hiện thực.
Các trục giao thông quan trọng tạo thành trục phát triển và liên kết của không gian này là các tuyến QL18, các đường tỉnh lộ 280, 282 và cầu Vạn Ninh (đã khởi công xây dựng) nối tỉnh lộ 282 với QL 18 tạo điều kiện nối với tuyến du lịch Hà Nội – Quảng Ninh. Không gian này còn kết nối thuận tiện với các không gian khác của tỉnh qua hệ thống các sông Đuống, sông Cầu.
Đây là không gian nằm trong vùng đất cổ của Việt Nam, có địa hình đa dạng vì vậy cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan sông, là một trong những lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của không gian du lịch này bên cạnh những tài nguyên nổi trội đặc biệt quan trọng là quần thể di tích danh thắng núi Thiên Thai, đền thờ Cao Lỗ Vương, đền thờ trạng nguyên Lê Văn Thịnh, , v.v. Đặc biệt trong không gian du lịch này còn lưu giữ được những giá trị làng quê Việt rất đặc trưng, điển hình là các làng dọc bờ đê sông Đuống thuộc xã Vạn Ninh. Đây được xem là tài nguyên du lịch đặc biệt có giá trị không chỉ của huyện Gai Bình mà còn của cả tỉnh Bắc Ninh và vùng đồng bằng sông Hồng.
Các luồng khách du lịch (thị trường nguồn) có khả năng đến với không gian này bao gồm:
- Khách du lịch theo tour đến từ Hà Nội (bao gồm các tour nối dài) và trực tiếp từ các địa phương khu vực
- Khách đến tìm hiểu văn hóa làng quê Việt Nam kết hợp nghỉ dưỡng (chủ yếu từ Hà Nội)
- Khách du lịch quá cảnh trên tuyến Hà Nội - Quảng Ninh theo QL18 - Cư dân thành phố Bắc Ninh và các huyện trong tỉnh
Nhóm 1
- Người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn phụ cận TP. Bắc Ninh Những điểm tài nguyên du lịch quan trọng của không gian du lịch này bao gồm: - Làng quê Vạn Ninh gắn với cảnh quan sông Đuống
- Quần thể di tích danh thắng núi Thiên Thai gắn với cảnh quan sông Đuống - Làng nghề đúc đồng Đại Bái; tranh tre Xuân Lai.
- Hệ thống các di tích từ Bãi Nguyệt Bàn đến đền thờ Lê Văn Thịnh dọc theo tuyến đê sông Đuống
- Lăng Họ Đặng, đền thờ Hàn Thuyên, đình Ngọc Quan
Các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở không gian du lịch này là:
- Du lịch làng quê
- Tham quan cảnh quan (đường sông) Du lịch cuối tuần và vui chơi giải trí núi Thiên Thai
- Du lịch làng nghề
- Du lịch nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử - Du lịch quá cảnh trên QL18
Trong tương lai, khi giao thông đường sông phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch từ Hà Nội và khu vực phụ cận tiếp cận trực tiếp khu vực này và nối tour với các tuyến điểm du lịch khác của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận. Chính vì vậy, cần quan tâm đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trong không gian này, nhất là về giao thông.
3.6.1.2 Các trọng điểm phát triển du lịch
Căn cứ vào vị trí địa lí, đặc điểm tài nguyên và nhu cầu sản phẩm của thị trường du lịch (quốc tế và nội địa), du lịch Bắc Ninh có 3 địa bàn trọng điểm tập trung nhất những giá trị tài nguyên; những điều kiện có thể phát triển các sản phẩm đặc thù và qua đó sẽ đóng vai trò động lực cho phát triển du lịch Bắc Ninh là: