3.4.1 Phát triển sản phẩm – thị trường du lịch
Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát triển, để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường. Với đặc thù về tài nguyên du lịch của Bắc Ninh và vị trí địa lý nằm giữa trung tâm du lịch phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh định hướng phát triển các thị trường sau:
a. Thị trường du lịch quốc tế:
Dựa trên những nét đặc thù về tài nguyên du lịch, dựa trên một số tâm lý và sở thích của các thị trường khách du lịch quốc tế..., có thể hình thành và xây dựng một số sản phẩm du lịch tương ứng với đặc điểm về sở thích của một số thị trường cơ bản của Bắc Ninh như sau:
Nhóm 1
Thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông): Chiếm thị phần lớn so với các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Trung tâm du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng. Những đặc điểm chính của thị trường khách Trung Quốc là khả năng chi tiêu thấp; thường sử dụng các dịch vụ chất lượng trung bình, giá rẻ; chủ yếu chỉ dừng chân tại Bắc Ninh ăn uống và mua sắm lưu trú. Với những đặc điểm này, Bắc Ninh có thể đáp ứng cho thị trường Trung Quốc một số đặc sản và sản phẩm hàng lưu niệm chủ yếu sau: Bánh phu thê, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, hàng gốm sứ, đồ đồng...
Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường có khả năng chi trả cao cho chuyến đi du lịch, tuy nhiên cũng yêu cầu rất cao về chất lượng của các sản phẩm du lịch và dịch vụ, chú trọng đến các vấn đề về an ninh, môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm... Khách du lịch Nhật Bản quan tâm nhiều đến các sản phẩm du lịch văn hóa và thích mua sắm hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh có khả năng cung cấp một số sản phẩm du lịch chủ yếu sau: du lịch tham quan kết hợp nghiên cứu văn hóa lịch sử tại đền Đô, chùa Phật Tích, chùa Dâu, làng tranh Đông Hồ, làng mây tre đan Xuân Lai, làng gốm Phù Lãng; thưởng thức văn nghệ diễn xướng dân gian: quan họ làng Diềm, múa rối nước Đồng Ngư kết hợp du khảo làng quê, và bán các sản phẩm lưu niệm gốm mỹ nghệ, đặc biệt là gốm Phù Lãng; đồ gỗ, mây tre đan mỹ nghệ.
Thị trường Hàn Quốc: Hiện nay, thị trường này đến Bắc Ninh còn ít, nhưng đây là thị trường đang có xu hướng tăng và có khả năng thanh toán cao..., do vậy cần xác định đây là một thị trường tiềm năng. Cũng như người Nhật, người Hàn Quốc cũng có yêu cầu rất cao về chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ, vệ sinh môi trường và về an ninh... Các đối tượng chính của thị trường Hàn Quốc cần tiếp thị là các nhà đầu tư, sinh viên... Các sản phẩm du lịch có thể đáp ứng cho thị trường này bao gồm: du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch nghiên cứu các giá trị văn hóa (các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề), du lịch thương mại...
Thị trường các nước ASEAN: Hiện nay, các thị trường này đến Bắc Ninh còn ít, nhưng đây là thị trường các nước trong khối ASEAN đang phát triển trong xu thế hội nhập khu vực, đang dần xóa bỏ mọi rào cản, mọi thủ tục hành chính (xóa bỏ visa, cho phép xe ôtô đi lại trong lãnh thổ của nhau...), do vậy Bắc Ninh cần xác định đây là những thị trường tiềm năng trong chiến lược phát triển. Đối với thị trường các nước ASEAN cần phát triển và cung cấp các sản phẩm du lịch sau: du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí, thể thao.
Khu vực Bắc Mỹ
Thị trường Mỹ: Đây là thị trường có khả năng thanh toán cao, đòi hỏi chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch rất cao... Hiện nay thị trường này đến Bắc Ninh còn rất ít, tuy nhiên mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Mỹ ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương
Nhóm 1
mại Thế giới, do vậy đây sẽ là cơ hội cho khách du lịch thương mại Mỹ đến Việt Nam nhiều hơn và là thị trường tiềm năng cho Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận. Bắc Ninh sẽ trở thành điểm dừng chân mua sắm trong tuyến du lịch quốc gia Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Các đối tượng cần được quan tâm khai thác của thị trường Mỹ là các cựu chiến binh, các nhà đầu tư, Việt kiều. Các sản phẩm lưu niệm khách Mỹ ưa thích là tranh, đồ gốm, gỗ mỹ nghệ...
Thị trường Canada: Đây cũng là một trong những thị trường tiềm năng, có khả năng chi tiêu tương đối lớn, các đối tượng cần khai thác chủ yếu là những khách thuộc các tầng lớp thanh niên, trung niên với các sản phẩm du lịch chính là: du lịch văn hóa, du lịch tham quan nghiên cứu...
Khu vực Châu Âu
Thị trường Pháp: Đây là thị trường chính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số khách Châu Âu đến trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận. Các đối tượng khách của thị trường Pháp rất đa dạng và thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau (thương nhân, nhà nghiên cứu, sinh viên, người già, người trẻ...). Khách Pháp đòi hỏi chất lượng các dịch vụ du lịch cao, có khả năng chi trả cao, thích những sản phẩm và dịch vụ mang phong cách Pháp... Tuy nhiên họ rất thực dụng, chỉ chấp nhận giá cả phải tương xứng với chất lượng dịch vụ. Các sản phẩm du lịch của Bắc Ninh có thể đáp ứng cho thị trường Pháp bao gồm: Du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề.
Các thị trường Châu Âu khác: Sau thị trường Pháp, các thị trường Tây Âu có nhiều khách đến trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận là Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch... Cũng như khách Pháp, các thị trường này có những tâm lý, sở thích, những đòi hỏi rất cao về chất lượng các dịch vụ và sản phẩm du lịch... Các thị trường Đông Âu bắt đầu phát triển trở lại và đây sẽ là những thị trường tiềm năng của trung tâm du lịch Hà Nội (thị trường này đã từng là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam nói chung và của du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng). Các sản phẩm ưa thích của thị trường Đông Âu là: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tham quan Vịnh Hạ Long - Cát Bà... Bắc Ninh sẽ là điểm dừng chân mua sắm của các thị trường khách này. Những sản phẩm lưu niệm thị trường khách này ưa thích là: tranh, hàng mỹ nghệ.
b. Thị trường khách du lịch nội địa:
Đây là thị trường cần được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn phát triển đến năm 2020. Khách du lịch nội địa rất đa dạng, gồm nhiều tầng lớp xã hội, nhiều địa vị và nhiều nghề nghiệp khác nhau, họ có thể tổ chức đi du lịch theo gia đình, theo nhóm lẻ, hoặc đi theo đoàn... Mục đích chính của khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh chủ
Nhóm 1
yếu là tham gia vào các loại hình du lịch sau: du lịch cuối tuần, du lịch lễ hội tín ngưỡng, du lịch công vụ.
Khách du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí: Hiện nay loại hình du lịch này đang phát triển rất nhanh, nhất là ở các thành phố lớn - nơi mà áp lực của cuộc sống, áp lực của công việc rất lớn, ảnh hưởng đến cường độ và chất lượng lao động của người dân. Do vậy, vào những ngày nghỉ cuối tuần, các tầng lớp lao động thường tập trung vào những điểm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí để thư giãn, tìm cảm giác thoải mái sau mỗi tuần lao động và tái phục hồi sức lao động. Khu du lịch Núi Dạm của Bắc Ninh cần sớm đầu tư hệ thống có sở vật chất kỹ thuật để đón đối tượng khách này.
Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: Trong thời gian gần đây, khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng đáng kể. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh... Họ tham gia vào các lễ hội để cầu may, cầu phúc, cầu lộc. Loại hình du lịch này thường diễn ra vào mùa xuân, khi mà các lễ hội được tổ chức hàng năm. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung chủ yếu ở hội Lim, đền Đô, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Tiêu, chùa Hàm Long, đền Bà Chúa Kho, v.v… Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: Đối tượng chính của loại hình du lịch
này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và thường tập trung chủ yếu ở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, khu công nghiệp Tiên Sơn và khu công nghiệp Quế Võ. Một phân khúc quan trọng của thị trường khách du lịch công vụ là khách tham gia các sự kiện, hội nghị, hội chợ. Thị phần khách này sẽ tăng trưởng nhanh chóng cùng với sự phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ hội nghị, hội chợ như Trung tâm hội nghị, các hội trường hiện đại tại các cơ quan, trường học hay các khách sạn lớn, trung tâm triển lãm, tổ chức sự kiện, v.v… Như vậy, nguồn khách này sẽ chủ yếu tập trung ở thành phố Bắc Ninh.
c. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Trên cơ sở đặc điểm sản phẩm hiện tại, nghiên cứu bổ sung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở khai thác các điểm mạnh của tỉnh về di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, làng quê. Nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ mới hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển nhu cầu du lịch hiện tại và trong cả tương lai. Phát triển các sản phẩm du lịch là định hướng quan trọng làm tăng khả năng khai thác tài nguyên du lịch và tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Với tiềm năng và các nguồn tài nguyên du lịch ở Bắc Ninh và cân nhắc phân
Nhóm 1
tích nhu cầu từ các thị trường khách du lịch trên, đề xuất phát triển những sản phẩm du lịch sau đây:
Du lịch văn hoá:
Du lịch văn hoá - hiện đang là xu hướng chung của các nước đang phát triển vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng và xã hội. Du lịch văn hoá chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hoá, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.
Bắc Ninh có nhiều di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng và lễ hội truyền thống. Tài nguyên du lịch văn hoá là thế mạnh về tài nguyên du lịch ở Bắc Ninh. Tuy nhiên để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm cần lựa chọn những tài nguyên tiêu biểu có giá trị văn hoá lịch sử cao để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, tạo thành "điểm đến" du lịch hoàn chỉnh, sau đó xây dựng, kết nối các tour du lịch. Một số điểm di tích tiêu biểu có thể lựa chọn để xây dựng thành sản phẩm du lịch văn hoá.
Thị xã Từ Sơn:
- Đền Đô (Đình Bảng, Từ Sơn): còn gọi là đền Cổ Pháp thờ 8 vị vua triều Lý, cũng vì vậy mà còn có tên gọi là đền Lý Bát Đế. Nhân dân tổ chức lễ hội đền Đô hàng năm vào ngày 14-17/3 âm lịch để tưởng nhớ công đức của 8 vị vua này. - Chùa Tiêu (Tương Giang, Từ Sơn): còn gọi là chùa Thiền Tâm, nơi trụ trì của
nhà sư Vạn Hạnh
- Đình Đình Bảng (Đình Bảng, Từ Sơn): ngôi đình nổi tiếng nhất trong các ngôi đình cổ ở Việt Nam, khởi công xây dựng từ năm Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu đời vua Lý Thái Tông (1736); thờ 3 vị thành hoàng làng: Cao Sơn Đại Vương (thần đất), Thủy Bá Đại Vương (thần nước) và Bạch Lệ Đại Vương (thần trồng trọt).
- Những điểm khác thuộc thị xã Từ Sơn như: Đình, chùa Đồng Kỵ, khu tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Ngô Gia Tự.
Du lịch làng nghề:
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và tăng chi tiêu mua sắm. Đặc điểm nổi bật của tỉnh Bắc Ninh là ngành nghề truyền thống luôn gắn với nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy có thể khẳng định rằng phát triển du lịch làng nghề truyền thống hiện nay được xem là hướng phát triển ưu tiên của du lịch Bắc Ninh.
Sản phẩm du lịch làng nghề chủ yếu là tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu cách thức sản xuất và cuộc sống của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng kết
Nhóm 1
hợp khám phá cảnh quan nông nghiệp, nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực tại làng và mua sắm hàng lưu niệm hay gia dụng.
Hiện tại, ít làng nghề thủ công ở Bắc Ninh có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch bởi đường sá khó khăn, không gian làng nghề chật hẹp và ô nhiễm và đặc biệt thiếu các cơ sở dịch vụ du lịch. Ngoài ra Bắc Ninh còn nhiều làng văn hóa - nghệ thuật đặc sắc có thể khai thác trở thành các điểm tham quan du lịch. Tuy nhiên, để khai thác các giá trị làng này để xây dựng thành sản phẩm du lịch cần ưu tiên lựa chọn những làng truyền thống còn đang hoạt động hoặc còn giữ được nghề và có khả năng khôi phục; có cảnh quan môi trường khá đặc trưng của vùng quê đồng bằng sông Hồng. Một số làng tiêu biểu ở Bắc Ninh có thể được lựa chọn cho mục này bao gồm:
- Làng gốm Phù Lãng (Quế Võ) - Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành) - Làng múa rối nước Đồng Ngư
(Thuận Thành)
- Làng tương Bút Tháp (Thuận Thành)
- Làng mây tre đan Xuân Lai (Gia Bình)
- Làng đúc đồng Đại Bái (Gia Bình) - Làng sơn mài Đình Bảng (Từ Sơn) - Làng chạm khắc gỗ Đồng Kỵ (Từ
Sơn)
- Làng dệt Tương Giang (Từ Sơn)
Du lịch vui chơi giải trí:
- Khu vui chơi giải trí kết hợp tham quan vãn cảnh tại Núi Dạm (Tp. Bắc Ninh). - Khu vui chơi giải trí kết hợp với tâm linh Đền Đầm (Thị xã Từ Sơn).
Du lịch công vụ:
- Trung tâm hội nghị hội thảo Tp. Bắc Ninh. - Trung tâm triển lãm Tp. Bắc Ninh.
- Xây mới, mở rộng qui mô và hiện đại hóa các phương tiện hội thảo, hội nghị tại các cơ quan, trường học và khách sạn lớn.
Du lịch mua sắm:
- Các trạm dừng chân mua sắm dọc quốc lộ 1 và quốc lộ 18 - Chợ đêm Tp. Bắc Ninh
- Hệ thống các chợ, cửa hàng mua sắm, cửa hàng lưu niệm tại Tp. Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, Thị trấn Hồ và các khi di tích, khu điểm du lịch chính trong tỉnh.
Nhóm 1
Một số sản phẩm du lịch đặc thù:
Căn cứ vào kết quả phân tích về đặc điểm tài nguyên du lịch; về hạn chế của du lịch Bắc Ninh thời gian qua đứng từ góc độ sản phẩm du lịch, một số sản phẩm du lịch đặc thù mà du lịch Bắc Ninh chưa có, cần tập trung xây dựng và phát triển trong giai đoạn 2011 – 2030 nhằm góp phần tạo bước phát triển đột phá về du lịch bao gồm (xếp theo thứ tự ưu tiên):
- Khu du lịch Làng quê miền Quan họ tại xã Hòa Long (Thành phố Bắc Ninh): một trong những giá trị tạo sự khác biệt của du lịch Việt Nam nói chung và du