Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 116)

3 .9Các biện pháp giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường

3.9.6.Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế

Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, chú trọng hợp tác liên ngành và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về mọi mặt nói chung và bảo vệ môi trường du lịch, phát triển cộng đồng nói riêng thông qua hoạt động hợp tác với các tổ chức về du lịch như WTO, PATA, WTTC... hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài

nguyên và môi trường như GEF, IUCN, WWF, FFI, SNV... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch của Bắc Ninh.

CHƯƠNG IV.

DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN ĐÔ CÙNG CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1 Di tích, lễ hội đền Đô với sự phát triển du lịch

Đền Đô hay còn gọi là đền Lý Bát Đế là ngôi đền từ lâu đã sớm nổi tiếng trong lịch sử. Đền được xây dựng vào thế kỉ XI trên đất làng Đình Bảng, Hương Thiên Đức, châu Cổ Pháp xưa, nay là xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu đất này, theo thiền sư Lý Vạn Hạnh, là nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế tám đầu rồng trầu về. Phía Trước đền xưa kia là kgu rừng Bảng và trước mặt là dòng sông Tiêu Tương chảy qua. Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng “tam cổ” : “ thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp”. Đất Cổ Pháp là nơi thánh địa bậc nhất Kinh Bắc, khí vượng, linh thiêng. Làng Cổ Pháp là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.

Đền Đô do vua Lý Thái Tông xây dựng từ ngày 3 – 3 năm Canh Ngọ 1030 để thờ vị vua cha của mình, Lý Thái Tổ. Qua thời gian đền đã trải qua nhiều lần tu bổ và đến thế kỉ XIV khi giặc Minh sang xâm lược nước ta, đền Đô bị phá Hủy. Năm 1620, năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định, vua Lê Kính Tông đã cho quan Diện chính Vũ Kì Sĩ cùng dân làng xây dựng, tu bổ mở rộng lại ngôi đền với nhiều hạng mục công trình xây cất quy mô lớn, nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc độc đáo cùng với việc khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Ngôi đền “ Nhắc lại một thời kì rực rỡ của người Việt Nam được giải phóng khỏi ách thống trị Trung Quốc”. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý là Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Tahis Tông (1028 – 1054); Lý Thánh Tông (1054 -1072); Lý Nhân Tông (1072 – 1128); Lý Thần Tông (1128 – 1138); Lý Anh Tông (1138 – 1175); Lý Cao Tông (1175 – 1210) và Lý Huệ Tông (1210 – 1224).

Năm 1952, đền Đô đã bị bom đạn của thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại tấm bia đá. Từ sau năm 1989 trở lại đây, được sự quan tâm cảu chnhs quyền và đóng góp của nhân dân địa phương, đền Đô đã từng bước khôi phục theo dáng vẻ xưa của đợt trùng tu mở rộng đền năm 1920 với các hạng mục công trình như: nhà Hậu cung, nha chuyền bồng, nhà kiệu, nhà để ngựa, thủy đình, phương đình...

Đền Đô rộng 31.250m2 với trên 20 hạng mục công trình được kiến trúc theo kiểu thành cổ, cung điện gồm thành nội và thành ngoại. Trong thành nội lại chia làm hai khu: nội thất và ngoại thất. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu “ Nội công ngoại quốc”. Cổng vào nội thành gọi là Ngũ long môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Chính điện gồm trước tiên là phương đình 8 mái 3 gian rộng đến 70 m2. Tiếp đến là nhà

tiền tế 7 gian rộng 220 m2. Tại đây có điện thờ của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phái bên phải có treo tấm bẳng ghi bài thwo nổi tiếng của Lý Thường Kiệt. Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m2 là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông,ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thành Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông, ba gian bên trái là Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông. Trong nội thành cungc có nhà chuyền bồng kiến trúc theo kiểu chồng diêm tám mái, tám đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Dặc biệt phía đông đền có nhà bia, nơi đặt Cổ Pháp điện tạo bi. Tấm bai đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm được khắc dựng năm 1605, do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia , ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và coong đứ các vị vua nhà Lý.

Khu ngoại thất đền Lý bát đế gồm thủy đình trên hò bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn. Hồ này thông với ao Cả trên, ao Cả dưới và sông Tiêu Tương. Thủy đình ở phía bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Lý Bát Đế từng được thời Pháp thuộc chọ là hình ảnh in trên giấy bạc “năm đồng vàng”. Nhà văn bia ba gian chồng diêm rộng 100 m2 nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành những quan văn đó có công lớn giúp nhà Lý. Nhà Võ Chỉ có kiến trúc tương tự nhà Văn Chỉ bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan văn vừa có công lớn giúp nhà Lý. Ngoài ra ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua bà.

Lễ hôi đền Đô được tổ chức từ ngày 15 – 17 tháng 3 âm lịch hằng năm thu hút hàng vạn khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua nhà Lý. Là một lễ hội lớn nên từ xã hội đền Đô đã được nhiều sách sử ghi chép rất kĩ như sách Hồng Kì, Bắc Ninh địa chí, các cuốn sách này đều mô tả lễ hội đền Đô ở đầu thế kỉ XIX

Sau khi dựng lại đền Đô thời Lê Trung Hưng, triều đình đã cho mở hội tế lễ rước sách rất uy nghiêm của một quốc lễ trong một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên sau cách mạng tháng 8 – 1945 do chiến tranh và các yếu tố chính trị, lễ hội đền Đô cũng như hầu hết các lễ hội khác ở miền bắc bị gián đoạn. Từ sau đổi mới đến nay lễ hội đền Đô được khôi phục lại đã có những biến đổi, xong cơ bản vẫn là sự kế thừa và phát huy bản sắc của lễ hội xưa.

Theo dõi toàn bộ tiến trình lễ hội đền Đô ngày nay chúng ât vẫn nhận thấy những yếu tố truyền thống của lễ hội được lưu giữ và khôi phục khá tốt. Tiến trình, quy mô đoàn rước cũng như lễ hội đều được gợi được âm hưởng của lễ hội đền Đô cổ truyền trước đây. Đi đầu là dội múa rồng thể hiện hùng khí Thăng Long, tiếp là cờ hồng thêu hai chữ Đại Việt và có tám cờ thêu chữ Lý cùng Bát bửu và biển lện, hai vị tướng khai lộ cầm chùy trái giành, cờ ngũ sắc, ngựa gỗ do phường tuồng đóng rước

với đủ đồ giáo mác, trống cái hòa âm, hai quan văn tượng trưng cho Lý Đạo Thành và Tô Hiến Thành, hai quan võ tượng trưng cho Lý Thường Kiệt và Lê Phụng Hiểu và hai quan triều bưng hòm đựng ấn rồi đến chiêng, phường sinh tiền và bát âm. Tiếp đến là án bày ngũ quả, hương hoa có văn tế, tàn tre, lá cờ volwis hàng chữ “ Lý triều cường thịnh bát diệp trùng quan”, ông biện mặc áo vàng với đoàn nhạc với kèn và trống, bát âm. Rồi đến kiệu Lý Thánh Mẫu với bình hương cùng tám bài vị cảu tám vị vau nhà Lý, hai bên có tàn lọng che, tiếp sau có 36 ông mặc áo thụng xanh đầu đội mũ xếp rồi 60 ông mặc áo dài thao, quần trắng khăn xếp, sau là đoàn các cụ mặc áo đồng màu, đầu đội lễ. Tiếp theo là là đoàn các gia đình, gia tộc trong làng. Rồi lần lượt tới các đoàn tế và dâng hương của các làng liên quan đến các làng liên quan tới dòng họ Lý và làng Đình Bảng như Dương Lôi, quê của Lý Thánh Mẫu, Dương Xá quê của Nguyên phi Ỷ Lan, Giảng Võ quê của Lý Chiêu Nương, Cẩm Giang làng kết nghĩa anh em của Đình Bảng... Đặc Biệt trong đoàn rước còn có đại biểu hậu duệ của họ Lý đang sinh sống ở Hàn Quốc nay tìm được nguồn gốc tổ tiên, hàng năm đều cử đại diện về dự lễ hội, dâng hương ở đền Cổ Pháp.

Trong ngày hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như đấu vật, cờ người, đánh đu, thả chim... cùng các hoạt động thể thao như bóng chuyền, cầu lông... đặc sắc nhất là tiết mục hát quan họ trên thuyền đón bạn ở xa về cùng các món ăn đặc sản của làng như bánh Xu xê, rượu nếp cẩm, nem Báng... bưởi tối còn diễn ra tục đốt cây bông và biểu diễn văn nghệ như hát tuồng, chèo, quan họ...

Có thể nói đến với lễ hội đền Đô ngày nay, ngườ dự hội được sống trong không khí hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người có công đối với đất nước với lòng thành kính biết ơn sâu sắc. Đồng thời đến với hội người dân và du khách đã đến được với những ngày hội văn hóa truyền thống của vùng Kinh bắc cổ.

4.2 Một số suy nghĩ về định hướng phát triển du lịch tại đền Đô

Ngày nay, nằm trong quần thể các làng nghề, làng buôn bán nổi tiếng hiện được xem là khu kinh tế thương mại năng động nhất cua tỉnh Bắc Ninh. Đền Đô được xem như một trong những di tích văn hóa lịch sử có giá trị ở vùng đát Kinh Bắc. Với hệ thống các di tích gồm cổng đền, phương đình, nhà chuyền bồng, nhà đẻ kiệu cùng hồ bán nguyệt, tòa thủy đình rất đẹp cùng nhiều đồ thờ tự quý giá và hệ thống tượng các vị vua nhà Lý. Có thể nói đền Đô mang trong mình những giá trị về di tích lịch sử, kiến trúc và văn hóa vô cùng đặc sắc.

Đặc biệt đền Đô còn chứa đựng trong nó nhiều tư liệu lịch sử và truyền thuyết về một giai đoạn huy hoàng trong lịch sử dân tộc đó là các giai thoại, các câu chuyện, thần tích, tư liệu lịch sử liên quan đến di tích như những truyền thuyết liên quan tới Lý Công Uẩn, đến ngôi chùa nơi ngài sinh ra cùng những tư liệu lịch sử, giai thoại về bà Phạm Thị ( mẹ Lý Công Uẩn) cùng thiền sư Lý Khánh Văn, thiến Sư Vạn Hạnh... cùng những vị hoàng thân khác của vương triều Lý. Đền còn là nơi chủ tịch

Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước nhiều lần tới dâng hương tưởng niệm các vị vua Lý mà những bức ảnh lịch sử được ghi chép lại đã trở thành những hiện vật quý giá.

Khu đền thờ chính, tòa thủy đình, điện thờ Lý Chiêu Hoàng... đều là những khu di tích được phụng dựng cách đây vài năm, nhưng du khách đến đây vẫn cảm thấy gần gũi và chấp nhận nó như nó đã từng có như vậy. Có thể nói việc quy hoạch xây dựng và đóng góp của các nhà nghiên cứu để có được một quần thể di tích hoành tráng, xứng tầm với tầm vóc lịch sử mà nó có. Sau cũng thể hiện tính nghệ thuật cao như khu di tích đền Đô là một thành công việc phục hồi và làm mới các di tích văn hóa của Bắc Ninh. Đặc biệt, hệ thống giá trị của các phong tục, những sinh hoạt văn hóa dân gian, cùng những nghi thức dâng hương lên các vi vua, lễ mộc dục, đám rước hoành tráng, cùng nhiều trò chơi, dải vật, giải cờ tướng, hát quan họ đón khách, ẩm thực và nhiều hoạt động văn nghệ dân gian khác diễn ra trong suốt thời gian chính hội từ 15 – 17 tháng 3 đã tạo nên sự đa dạng phong phú cho lễ hội đền Đô.

Đền Đô còn là một trung tâm văn hóa quan trọng chốn Kinh Bắc khi đây chính là nơi diễn ra lễ hội kỉ niệm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang ( 15 – 3 năm Canh Tuất năm 1010) tưởng nhớ đến vương triều Lý một thời hào hùng.

Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vvatj thể của ngôi đền được nói ở trên thì việc đền Đô sẽ trở thành một điểm du lịch phát triển và hấp dẫn du khách sẽ diễn ra trng tương lai gần. Với vị trí địa lý cách trung tâm thủ đô chưa đầy 20 km, việc đến với khu di tích đền Đô ngày nay vô cùng thuận tiện, đây cũng là một thuận lợi trong công tác phát triển du lịch ở đền Đô.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại đền Đô như thế nào để khai thác được đúng và đủ những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc... phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế văn hóa và xã hội của địa phương nhưng lại không làm xâm phạm đến di tích cũng như là mất đi ý nghĩa thiêng liêng của lễ hội lại là một việc làm đòi hỏi sự kết hợp của nhiều ngành nghề cũng như những nỗ lực không ngừng của địa phương – nơi có di tích lịch sử này. Những hiệu quả ban đầu từ việc khôi phục và tổ chức lại lễ hội là một minh chứng xác thực cho sự cần thiết của công tác bảo tồn lễ hội và phát huy các giá trị du lịch văn hóa của địa phương. Tuy nhiên để lễ hội tổ chức quy củ, duy trì được các phong tục truyền thống vốn có và phát huy một cách có hiệu các giá trị nội sinh của mình, chính quyền và nhân dân địa phương cần có những điều chỉnh phù hợp cả trong nhận thức và hành động.

Trước hết chúng ta cần xá định lễ hội dân gian truyền thống và du lịch đã có mối liên hệ với nhau từ lâu. Hiện nay chúng ta cần gắn kết, phối hợp khéo léo hợp lý giữa du lịch và lễ hội dân gian. Đúng như PGS.TS Phan Đăng Nhật đã nhận xét “... hội lễ truyền thống sẽ tiếp nhận được các điều kiện, phương tiện của ngày nay như vốn, trí tuệ, khách sạn, nhà hàng, khách sạn.. đẻ nâng ca chất lượng và tiếp cận với hiện đại, với thế giới. Mặt khác du lịch tiếp cận được một kho tàng quý báu cổ

truyền xét về mặt văn hóa cũng như kinh nghiệm tổ chức, để cho hoạt động du lịch thêm một hệ thống các sản phẩm có giá trị dân tộc đặc sắc...

Đây là một ý kiến rất xác đáng. Khai thác lễ hội cổ truyền cho du lịch sẽ đem lai nguồn lợi kinh tế cho địa phương. Ngược lại, lễ hội cũng có điều kiện để giữ gìn và phát huy những gí trị văn hóa dân tộc.

Với việc tổ chức lễ hội hằng năm và khôi phục lại những phong tục, nghi lễ, trò chơi... thì bản sắc văn hóa nơi đây sẽ được củng cố giư gìn và phá huy bền vững hơn qua thời gian. Đặc biệt tổ chức lễ hội là một hướng khai thác văn hóa có tiềm năng lớn nhất, bởi dịp lễ hoiij là lúc khách thập phương tụ tập về đây rất đông, nếu biết khia thác tốt thì cơ hội cho cả lợi ích kinh tế và văn hóa đều có thể nói hiện nay công tác tổ chức, quản lí lễ hội đền Đô của địa phương còn có những hạn chế nhất định. Do vậy, để công tác này được tiến hành tốt việc khai thác tiềm năng du lịch này phải được thực hiện một cách hợp lí, có tính toán để đem lại hiệu quả cai và lâu bền. Cần tránh hiện tượng khai thác bừa bãi, không thu được hiệu quả cần thiết, làm mất ý nghĩa của lễ hội, phá hỏng cảnh quan di tích. Để được như vậy cần ngiên cứu chuẩn

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 116)