Nhiệm vụ xây dựng các tour, tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch tại điểm d

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 144 - 146)

5. Các kết luận cơ bản

5.4Nhiệm vụ xây dựng các tour, tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch tại điểm d

tích, lịch sử văn hóa.

Du lịch là một ngành kinh tế mang nội dung văn hóa sâu sắc. Văn hóa ngoài vị trí là nền tảng tinh thần của dân tộc còn là nguồn nguyên liệu cho du lịch và ngược lại thong qua hoạt động du lịch, văn hóa được truyền bá và thâm nhập trong nội tâm của mỗi người khách du lịch. Bởi vậy việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn kết với du lịch là mối quan hệ biện chứng, khăng khít thúc đẩy nhau.

Đối với hệ thống các di tích nhà Lý, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thiết tiến hành nhiều hoạt động. Trước mắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, trong đó quan tâm xác định các tour, điểm du lịch thống nhất với các điểm di tích nhà Lý được quy hoạch đầu tư, bảo tồn để gắn không gian phát triển du lịch với không gian hệ thống di

tích lịch sử, văn hóa. Trên cơ sở đó , tiến hành quy hoạch chi tiết phát triển du lịch ở từng điểm, đủ sức tạo một mạng lưới tour, tuyến du lịch lien hoàn và hấp dẫn.

Ưu tiên thiết lập và đầu tư phát triển các tour du lịch sau:

+ Theo tuyến du lịch: TP Bắc Ninh – huyện Tiên Du – Thị xã Từ Sơn và kết nối sang thủ đô Hà Nội ( theo trục đường 1). Trên tuyến này lộ trình tiêu biểu được thiết kế như sau: Xuất phát từ TP Bắc Ninh đi thăm Văn Miếu Bảo tàng tỉnh về Tiên Du thăm chùa Phật Tích, khu đồi Lim. Trưa sang thị xã Từ Sơn ăn cơm chay ở đền Đô và nghe hát Quan họ ở Thủy đình. Chiều thăm đình Đình Bảng, thăm làng nghề Đồng Kỵ, mua sắm ở chợ Giàu sau đó về làng Diềm ăn cỗ Quan họ, nghỉ đêm tại nhà chứa Quan họ và thưởng thức hát canh đúng lề lối.

+ Theo tuyến du lịch:Thị xã Từ Sơn – TP Bắc Ninh – huyện Quế Võ kết nối sang tỉnh Quảng Ninh ( theo trục đường 18). Trên tuyến này lộ trình tiêu biểu được thiết kế như sau: Xuất phát từ Thị xã Từ Sơn đi thăm đền Đô, chùa Tiêu, về huyện Tiên Du thăm chùa Phật Tích, về TP Bắc Ninh thăm đền Bà Chúa Kho và ăn nghỉ Trưa. Chiều về chùa Hàm Long sang huyện Quế Võ thăm làng gốm Phù Lãng và đưa khách mua sắm các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ tại điểm dừng chân Công ty Chân – Thiện - Mỹ.

+ Theo tuyến du lịch: Thị xã Từ Sơn – TP Bắc Ninh – Huyện Thuận Thành – Huyện Gia Bình kết nối sang tỉnh Hải Dương, TP Hải Phòng ( theo trục đường 28). Trên tuyến này lộ trình tiêu biểu được thiết kế như sau:

Ngày 1; Xuất phát từ Thị xã Từ Sơn thăm đền Miễu, khu sơn lăng cấm địa, đền Rồng, về TP Bắc Ninh thăm thành cổ, mua sắm, nghỉ đêm tại TP và nghe hát Quan họ ở Câu lạc bộ Quan họ Bố Sơn.

Ngày 2; Về huyện Thuận Thành thăm chùa Bút Tháp – chùa Dâu, thăm làng tranh Đông Hồ nghỉ trưa tại huyện Thuận Thành, chiều sang huyện Gia Bình thăm làng đúc đồng Đại Bái, thăm núi Thiên Thai – đền thờ Lê Văn Thịnh, thăm làng mây tre đan Xuân Lai, đền thờ Cao Lỗ Vương, đền thờ Huyền Quang.

Các điểm di tích lịch sử văn hóa ở các tour du lịch nêu trên, ưu tiên đầu tư đồng bộ giữa quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch, nghĩa là thực hiện trùng tu,tôn tạo ở điểm nào, tiến hành đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và dịch vụ du lịch đến đó, có như vậy mới phát huy hết hiệu quả vốn đầu tư, tránh được sự dàn trải trong đầu tư giữa hai lĩnh vực.

Tùy điều kiện thực tiễn ở mỗi điểm di tích, đặc biệt đối với các di tích đang thu hút khách nên quan tâm khuyến khích phát triển các dịch vụ du lịch cần thiết sau;

-Dịch vụ hướng dẫn viên ; Để hình thành đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại điểm, trước mắt tăng cường biên chế đối với ban quản lý di tích tỉnh để ở mỗi điểm di tích xếp hạng cấp quốc gia có mỗi hướng dẫn viên đủ tiêu chuẩn. Đối với các di tích khác Ban quản lý di tích địa phương chọn cử người làm nhiệm vụ này. Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch tạo điều kiện hàng năm tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kĩ năng cho đội ngũ hướng dẫn viên đó.

-Dịch cụ bán hàng lưu niệm; Tiến hành quy hoạch khu bán hàng lưu niệm (ngoài vành đai được bảo vệ), hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động bán hàng lưu niệm, chú ý tới các sản phẩm lưu niệm đặc thù của địa phương. Xây dựng các quy định riêng đối với dịch vụ này nhằm đảm bảo văn minh, trật tự, an toàn, không ép giá, v.v … -Dịch vụ cho thuê phương tiện tham quan: Tùy theo đặc điểm của từng khu, điểm tham quan có thể hướng dẫn người dân cho khách thuê sử dụng phương tiện phù hợp như xe ngựa, xe trâu, xích lô hoặc cho thuê xe đạp để tăng tính hấp dẫn đối với khách. Song mỗi điểm cũng cần thiết quan tâm dành quỹ đất để xây dựng khu bãi đỗ phương tiện và đảm bảo trật tự, cảnh quan.

-Dịch vụ biểu diễn nghệ thuật; Dân ca Quan họ Bắc Ninh đang có sức lôi cuốn đối với khách du lịch do vậy ở mỗi di tích quan trọng Ban quản lý nên có tổ biểu diễn nghệ thuật từ chính cộng đồng dân cư. Tuy nhiên cần tiến hành đăng kí chương trình với cơ quan có thẩm quyền trước khi hoạt động phục vụ khách.

-Dịch vụ cung cấp thong tin: Khách du lịch cần có nhu cầu thong tin nơi mình đến như: Các chương trình du lịch, giá trị văn hóa, lịch sử, địa điểm ăn, nghỉ, mua sắm, internet, v.v… Do vậy ở các di tích đang thu hút khách như đền Đô, chùa Phật Tích, làng Diềm, chùa Tiêu, v.v… Ban quản lý di tích nên xây dựng trạm thong tin ( ngoài vành đai bảo vệ di tích ). Tại đó vừa là nơi để quản bá, cung cấp thong tin, tư vấn cho khách, phương tiện thong tin (sim, thẻ điện thoại, mạng internet, v.v…) vừa là nơi làm việc của hướng dẫn viên tại điểm di tích đó.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 144 - 146)