Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 35)

2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHUNG TỈNH BẮC NINH

2.2.2 Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch

2.2.2.1 Lượng khách du lịch

Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 2001 – 2010 có xu hướng ngày càng tăng, mức tăng trưởng bình quân đạt 20%, vượt từ 5 - 6% so với chỉ tiêu quy hoạch 2001 – 2010.

Bảng 2. Lượng khách du lịch đến du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010

ĐVT: Lượt khách

Năm

Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế S.lượng % tăng so cùng kỳ năm trước S.lượng % tăng so với cùng kỳ năm trước S.lượng % tăng so với cùng kỳ năm trước 2001 38.000 25.83% 36.500 26.30 % 1.500 15.38 % 2002 42.624 12.17% 40.924 12.12% 1.700 13.33% 2003 47.849 12.26% 45.949 12.28% 1.900 11.76% 2004 53.286 11.36% 51.086 11.18% 2.200 15.79% 2005 61.176 14.81% 58.100 13.73% 3.076 39.82% 2006 73.615 20.33% 69.115 18.96% 4.500 46.29% 2007 103.254 40.26% 97.695 41.35% 5.559 23.53% 2008 128.559 24.51% 121.588 24.46% 6.971 25.40% 2009 152.411 18.55% 143.615 18.12% 7.796 11.83% 2010 196.491 28.92% 187.941 30.86% 8.155 4.60%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Do đặc thù vị trí địa lý nằm gần kế Hà Nội và chưa có hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao, ít hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác nên đa phần khách du lịch chỉ tham quan du lịch tại Bắc Ninh trong ngày mà không lưu trú qua đêm (gọi là khách du lịch vãng lai). Theo kết quả điều tra mẫu đối với khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh và tham vấn các cơ quan chuyên môn liên quan của tỉnh; của Viện du lịch bền vững, tỷ lệ khách du lịch nội địa vãng lai đến Bắc Ninh khá đông, chiếm khoảng 70% thời kỳ 2001 – 2005 và 50% thời kỳ 2006 – 2010.

Nhóm 1

a.1 Khách quốc tế:

Số lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh trong những năm vừa qua (2001 - 2010) tăng trung bình hàng năm tăng 20,7%. Mục đích chủ yếu là tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử nghiên cứu giá trị văn hóa tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn, vài năm gần đây đang có xu hướng tìm hiểu và thưởng thức di sản Dân ca Quan họ.

Bảng 3. Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh (Giai đoạn 2001- 2010)

ĐVT: Lượt khách Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khách QT 1.500 1.700 1.900 2.200 3.076 4.500 5.559 6.971 7.796 8.155 Tỷ lệ so với tổng 3,95 % 3,99% 3,97% 4,13 % 5,03% 6,11% 5,38% 5,42% 5,12% 4,15% Tổng số 38.00 0 42.624 47.849 53.28 6 61.176 73.615 103.25 4 128.55 9 152.41 1 196.49 1 N/khách TB 1,07 1,05 1,14 1,18 1,26 0,93 0,98 1,03 1 1

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Cũng với lý do giống như đối với khách du lịch nội địa, tỷ lệ khách du lịch quốc tế vãng lai đến Bắc Ninh cũng đạt 70% cho đến 50% trong thời kỳ 2001 – 2010.

Bảng 4. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo thị trường (Giai đoạn 2006 - 2010 ) phân theo thị trường (Giai đoạn 2006 - 2010 )

TT Các thị trường trọng điểm 2006 2007 2008 2009 2010

1 Bắc Mỹ 10% 15% 15% 17% 17%

2 Đông Nam Á 60% 60% 60% 58% 61%

3 Các quốc tịch khác 30% 25% 25% 25% 22%

Nhóm 1

Bảng 5. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh Phân theo mục đích chuyến đi (Giai đoạn 2006 - 2010) Phân theo mục đích chuyến đi (Giai đoạn 2006 - 2010)

TT Thị trường 2006 2007 2008 2009 2010

1 Du lịch thuần thuý 45% 46% 44% 45% 46%

2 Thương mại 15% 14% 15% 15% 15%

3 Thăm thân 10% 10% 10% 10% 9%

4 Mục đích khác 30% 30% 31% 30% 30%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

a.2 Khách nội địa:

Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 95,6% tổng lượng khách đến. Chủ yếu vẫn là khách du lịch tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử. Trong giai đoạn 2001 - 2010 tốc độ tăng trưởng trung bình về lượng khách nội địa đạt 19,97%. Thị trường khách chủ yếu đến từ Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Bảng 6. Khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh (Giai đoạn 2001 – 2010)

ĐVT: Lượt khách Năm 200 1 2002 2003 2004 2005 200 6 2007 2008 2009 2010 Khách NĐ 36.50 0 40.924 45.949 51.086 58.100 69.11 5 97.695 121.58 8 143.615 187.941 Tỷ lệ so với tổng 98.6 % 96% 96% 94.6% 95% 93.9 % 94.6% 96.8% 94.9% 95.6% Tổng số 37.00 0 42.624 47.849 54.006 61.176 73615 103.25 4 128.55 9 151.411 196.491 Ngày lưu trú TB 1,35 1,33 1,28 1,24 1,14 1,21 1,16 1,17 1,16 1,04

Nhóm 1

Bảng 7. Cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh phân theo thị trường (Giai đoạn 2006 - 2010) phân theo thị trường (Giai đoạn 2006 - 2010)

TT Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 Các thị trường chính 1 Hà Nội 45% 45% 45% 46% 46% 2 Các tỉnh Bắc Bộ khác 20% 20% 20% 20% 19% 3 Huế - Đà Nẵng 10% 10% 10% 10% 11% 4 Các tỉnh Bắc Trung Bộ khác 15% 15% 15% 14% 14% 5 Tp Hồ Chí Minh 5% 5% 5% 5% 6% 6 Các tỉnh Nam Bộ khác 5% 5% 5% 5% 4% Mục đích chuyến đi 1 Du lịch thuần tuý 45% 45% 45% 45% 45% 2 Du lịch thăm thân 10% 10% 10% 10% 10% 3 Thương mại 10% 10% 10% 10% 10% 4 Mục đích khác 35% 35% 35% 35% 35%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

2.2.2.2 Mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình

a. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch:

Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2005 tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn Bắc Ninh, bình quân chi tiêu của khách du lịch:

- Khách du lịch quốc tế là 1,05 triệu VND/ngày/người. Trong đó khách quốc tế chi 300.000VND cho dịch vụ lưu trú; 250.000VND cho ăn uống; 150.000VND cho vận chuyển đi lại; 120.000VND cho hoạt động tham quan...

- Khách du lịch nội địa chi 304.110 VND/ngày/người. Trong đó chi trung bình 178.000 VND cho dịch vụ lưu trú; 100.000 VND cho ăn uống; còn lại là cho các hoạt động khác.

Mặc dù vậy theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thì năm 2010 mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế đạt 76 USD (khoảng 1,5 triệu đồng) và của khách du lịch nội địa đạt 23 USD (khoảng 500.000 đồng), cao hơn con số thống kê năm 2005 của Tổng cục thống kê. Rõ ràng đây là mức chi tiêu khá cao so với các địa phương khác trong trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận.

Nhóm 1

b. Ngày khách lưu trú trung bình:

Cả ngày khách quốc tế và khách nội địa lưu trú khách sạn ở Bắc Ninh tương đối ngắn, trung bình chỉ khoảng 0,9 - 1,4 ngày... Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Bắc Ninh tương đối gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh nên điều kiện đi lại cũng không khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội thường chỉ đến thăm quan các điểm di tích sau đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh để nghỉ chứ không nghỉ lại Bắc Ninh.

2.2.2.3 Thu nhập và GDP du lịch

Bảng 8. Hiện trạng thu nhập từ du lịch của tỉnh Bắc Ninh (Giai đoạn 2001 - 2010)

Năm

Thu nhập du lịch

(Triệu đồng) Cơ cấu doanh thu (%)

Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số Quốc tế Nội địa

2001 25.434 763 24.671 100,00 3,00 97,00 2002 28.037 3.970 24.067 100,00 14,16 85,84 2003 33.238 7.671 25.567 100,00 23,08 76,92 2004 40.023 8.593 31.430 100,00 21,47 78,53 2005 46.869 9.538 37.331 100,00 20,35 79,65 2006 55.087 18.129 36.958 100,00 19,85 80,15 2007 66.088 21.750 44.338 100,00 32,91 67,09 2008 81.505 26.595 54.910 100,00 32,63 67,38 2009 96.804 33.485 63.319 100,00 34,59 65,41 2010 125.176 41.371 83.805 100,00 35,05 64,95

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

2.2.2.4 Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch)

Bảng 9. Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Bắc Ninh (Giai đoạn 2001 - 2010)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng TB 2001 - 2005 2006 - 2010 GDP toàn tỉnh 5.483,3 6.349,6 7.342,5 8.227,5 9.693,3 16.44% 17.81%

Nhóm 1 Chỉ tiêu 2001 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng TB 2001 - 2005 2006 - 2010

1. Nông, lâm ngư nghiệp 1.007,8 1.310.5 1.370,0 1.405,7 1.437,1 5,29% 5,15%

% so với tổng GDP 31,2% 24,8% 22,0% 18,9% 15,8% - - 2. Công nghiệp, Xây dựng 1.174,8 2.571.0 2.994,9 3947,7 5.204,1 43,94% 24,97%

% so với tổng GDP 39,0% 48,6% 48,1% 53,0% 57,3% - - 3. Khu vực dịch vụ 851,2 1.412,5 1.856,1 2.096,8 2.437,5 13,67% 16,68%

% so với tổng GDP 29,8% 26,7% 29,8% 28,1% 26,8% - - - Trong đó du lịch 111,9 148,3 173,8 198,9 206,07 28,45% 9,56%

% so với tổng GDP 2,26% 3,69% 2,80% 2,79% 2,67% 2,27% - -

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2010)

2.2.3 Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 2.2.3.1 Hệ thống lưu trú 2.2.3.1 Hệ thống lưu trú

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách và nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô. Hiện nay, toàn tỉnh có 178 khách sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giường) có thể đưa vào phục vụ kinh doanh du lịch, trong đó có 6 khách sạn được xếp hạng sao (252 phòng và 346 giường), chủ yếu tập trung ở khu vực Tp. Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn.

Nhóm 1

Bảng 10. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 - 2010)

CSLT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số KS 6 11 17 15 20 16 2 3 4 5

Số NN 57 60 65 88 99 112 119 139 154 173

Số phòng 554 584 633 708 897 1.013 1.123 1.382 1.596 1.785

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Bảng 11. Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Bắc Ninh (đến 31/12/2010)

TT ĐỊA BÀN Tổng số CSLT Tổng số buồng Tổng số giường Giá phòng TB (VND) Công suất TB (%) 1 Tp Bắc Ninh 78 926 1.190 180.000 39% 2 Từ Sơn 52 572 661 150.000 38% 3 Tiên Du 11 94 97 150.000 36% 4 Gia Bình 5 42 42 120.000 35% 5 Lương Tài 9 62 68 130.000 35% 6 Thuận Thành 8 81 89 120.000 36% 7 Quế Võ 10 78 95 130.000 37% 8 Yên Phong 5 37 37 110.000 38% Tổng số 178 1.792 2.279 137.500 36,8%

Nhóm 1

Bảng 12. Phân loại cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh

(Giai đoạn 2006 - 2010)

HẠNG MỤC Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

I. Cơ sở lưu trú Cơ sở 112 119 139 158 178

A. Số lưọng phòng Phòng 1.047 1.096 1.297 1.596 1.792 B. Số lượng giường Giường 1.401 1.427 1.690 2.062 2.279

II. Phân loại cơ sở lưu trú

1. Phân loại theo hình

- Khách sạn Cơ sở 16 2 3 4 6

- Nhà khách, nhà nghỉ “ 96 117 136 154 172

2. Phân theo sở hữu

- Nhà nước “ 0 0 0 0 0

- Tư nhân “ 110 117 138 157 177

- Cổ phần “ 2 2 1 1 1

3. Phân theo quy mô

- Dưới 10 phòng “ 84 84 100 104 128

- Từ 10 đến 19 phòng “ 21 27 31 39 39

- Từ 20 đến 99 phòng “ 7 8 8 11 11

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

2.2.3.2 Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm, v.v.)

Bao gồm nhà hàng, phòng hội nghị, cơ sở vui chơi giải trí... Hệ thống cơ sở ăn uống trên địa bàn ngày càng đa dạng hầu hết các cơ sở lưu trú đều kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các nhà hàng ăn uống luôn đáp ứng nhu cầu của du khách. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao số lượng cũng như chất lượng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

2.2.4.Hiện trạng lao động và việc làm trong lĩnh vực du lịch

Hiện tại, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện, thị xã mới chỉ từ 1 đến 2 cán bộ theo dõi về du lịch theo hướng kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực. Do vậy còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, mức độ tham mưu cho cấp

Nhóm 1

uỷ, chính quyền địa phương về du lịch còn yếu. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, công ty TNHH, lực lượng lao động chưa qua đào tạo du lịch chiếm đến 50%. Tình trạng chung là thừa lao động lớn tuổi, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có chất lượng. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Do lực lượng mỏng và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 13. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 - 2010)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 455 500 520 535 560 714 730 814 850 1.140

ĐH và trên ĐH 7 15 17 18 20 26 45 58 72 179 CĐ, trung cấp 15 20 25 37 41 48 67 115 130 197 Đào tạo khác 30 50 63 63 83 115 135 142 150 164 Chưa qua đào

tạo

403 415 415 417 416 525 483 499 498 600

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

2.2.5 Hiện trạng đầu tư phát triển khu, điểm du lịch

a. Khu du lịch.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2010 xác định 3 dự án du lịch ưu tiên đầu tư gồm: Khu du lịch văn hoá quan họ Cổ Mễ (Bắc Ninh); Khu du lịch văn hoá Đền Đầm (Từ Sơn) và khu du lịch văn hoá Phật Tích (Tiên Du) và dự kiến quy hoạch 03 khu du lịch: Thiên Thai (huyện Gia Bình); Như Nguyệt (huyện Yên Phong); Hàm Long – Núi Dạm (Thành phố Bắc Ninh) để xác định quỹ đất phát triển du lịch và làm động lực phát triển các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn trên địa bàn.

- Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ: UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết ngày 03/8/1998 với quy mô 73ha. Đã lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Quyết định số 1370/QĐ-CT ngày 19/8/2003 với tổng số vốn đầu tư hơn 108 tỷ đồng. Cuối năm 2004 đã triển khai đầu tư hai tuyến RD01 và RD05 với tổng số vốn phê duyệt hơn 11 tỷ đồng (trong đó có 6 tỷ đồng hỗ trợ từ nguồn vốn TW). Hiện Công ty Cổ phần đầu tư phát triển An Việt đang triển khai xây dựng theo Giấy chứng nhận đầu tư 21-1-2-1-

Nhóm 1

000 084 ngày 15/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh với diện tích quy hoạch: 40,77ha và tổng vốn đầu tư: 585.068.440.283.

- Khu du lịch văn hoá Đền Đầm: UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 980/QĐ-CT ngày 28/9/2001 với quy mô 52,2 ha và giao công ty xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư. Quy hoạch khu du lịch đã được điều chỉnh theo Quyết định số 94/QĐ-UB ngày 21/6/2004. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Công ty Cổ phần Solatech và Công ty Cổ phần sân golf ngôi sao Chí Linh thực hiện dự án theo hình thức BT (theo QĐ số 1058/QĐ-UBND cùa UBND tỉnh ngày 12/8/2010) với tổng diện tích quy hoạch: khoảng 62ha. Tổng vốn đầu tư: 1.319.281.930.000đ

- Khu du lịch văn hoá Phật Tích: UBND huyện Tiên Du có tờ trình số 417/TTr- CT ngày 03 tháng 9 năm 2005 về việc đầu tư hệ thống đường giao thông cho dự án. UBND tỉnh Bắc Ninh có Quyết định số 1900/QĐ-CT ngày 23 tháng 9 năm 2005 phê duyệt dự án gồm 7 tuyến đường nhánh có tổng chiều dài hơn 5.000m và vốn đầu tư gần 11 tỷ đồng. Năm 2006 đã giao vốn 4 tỷ và năm 2008 giao 1 tỷ đồng vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu của trung ương. Khu du lịch văn hóa Phật Tích hiện nay đang tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư.

b. Điểm du lịch

Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2010 có một số điểm di tích lịch sử, văn hoá, xác định là chủ đạo trong khai thác phát triển du lịch. Hiện tại, có Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Dâu, lăng Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, đền Đô là một trong những điểm du lịch đã được lập quy hoạch, lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng theo hướng phục vụ mục đích du lịch. Còn những điểm du lịch còn lại hiện đang trong quá trình lập dự án đầu tư để trùng tu tôn tạo là chính.

Thành phố Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh: Được lập quy hoạch và đã đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 12,5

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 35)