Qúa trình thành lập làng xã ở Đình Bảng

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)

2.1 Điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch

2.1.5.2 Qúa trình thành lập làng xã ở Đình Bảng

Đất lành, chim đậu. Trong quá trình hình thành làng xã, Đình Bảng là một trong nhưng điển hội tụ, sớm có người tới đây cư trú sinh sống. Làng xốm cô lớn lên, người đông them, sống quây quần bên lũy tre xanh.

Các kết quả khảo cổ đáng tin cậy thu được tại Đình Bảng do các nhà khoa học khảo cổ học khai quật ở khu di chỉ Đồng Gio thuộc bờ Nam sông Tiêu tương. Hiện vật nhìn thấy rất phong phú, có niên đâị cách ngày nay chừng 2700-3000 năm. Công cụ bằng đá cuội ghè đẽo thô sơ, mũi đá nhọn và rìu đá mài nhỏ, đồ trang sức bằng đá mài…gốm lưới đánh cá, gốm xe chỉ, gốm đựng và xe chỉ…rìu đồng lưỡi cuốc sắt, các lớp gio, trấu thóc, đặc biệt tìm thấy mộ tang người ngồi với nhiều công cụ.

Buổi bình minh làng xóm nơi đây có miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm ướt. Đình Bảng có vùng đất cao(Cao Lâm), rừng rậm(rừng báng), sông ngòi, đồng bằng nhỏ hẹp xen giữa rừng cây báng và hồ đầm, hai bên bờ sông Tiêu tương.Thời đồ đồng, luyện kim, chế tác công cụ sản xuất và đồ dùng cần thiết.

Trong khung cảnh thiên nhiên đó, người Đình Bảng cổ đã sống bằng nghề lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, chài lưới đánh cá, săn bắt chim muông, thú rừng…giao lưu buôn bán và trao đổi với những vùng xa.

Trải theo chiều dài lịch sử, trong gần 1000 năm Bắc thuộc, Đình Bảng là một vùng tru phú, kinh tế phát triển, một bến sông, nằm trên trục đường giao thong bộ nối liền miền đồ núi Đông Bắc với miền đồng bằng phía Nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận ảnh hưởng cả phương Bắc, phương Nam, Đông, Tây.

Từ xưa, người Đình Bảng đã bằng bàn tay và khối óc của mình lao động sáng tạo ra lịch sử. Làng – nước thân thương, trong từng bước phát triển, lịch sử quê hương đã gắn liền với lịch sử dân tộc. Mỗi tên làng tên đất đều mang một dấu ấn lịch sử vẻ vang. Để có được những thành tựu lớn hiện tại, người dân Đình Bảng không bao giờ quên rằng đó là nhờ công lao khai phá của tổ tiên, ông cha xưa để lại.

Từ thời cổ, Đình Bảng có tên Nôm là kẻ Báng. Thời Bắc thuộc Đình Bảng thuộc bộ Vũ Ninh và có tên là hương Diên Uẩn.

Đến giữa thế kỉ VIII(thời Đường), Đình Bảng có tên là Hương Cổ Pháp.

Thời nhà Đinh (968-980), Đình Bảng thuộc châu Cổ Lãm nằm trong đạo Bắc Giang và sang tới nhà Tiền Lê(980-1009) thuộc Châu Cổ Pháp, đến mùa thu năm 1010 thuộc phủ thiên đức (do Lý Thái Tổ đổi châu Cổ Pháp là Phủ Thiên Đức).

Từ đầu thới Lý, phủ thiên đức đã nổi tiếng là đất thịnh vượng.Đống đô ở Thăng Long, nhà Lý càng có điều kiện để mở mang phủ Thiên Đức. Diên Uẩn – Cổ Pháp từng là nơi phát triền Phật giáo với hệ thống chùa chiền, tăng ni vốn kinh tế phát triể, trù phú phục vụ cho việc tu hành của dân địa phương và khách thập phương hành hương tới, nay càng canh tân cho nhà nhà ấm no. Ngoài nghề nông, hoạt động công thương nhôn nhịp. Lúa tám thơm hạt nhỏ, dẻo cơm được chọ dâng vua. Nếp cái hoa vàng đồ xôi cúng tế, làm bánh dẻo Trung thu nổi tiếng khắp vùng

Trong cơn “Minh Hỏa” đầu thế ki XV giặc Minh xâm lược nước ta, Đình Bảng đã theo Lê Lợi kháng chiến, người già và trẻ em phiêu tán khắp nơi. Giac tới chúng đốt cả làng Quê hương tiêu điều, ruộng đồng ngập cỏ… Sau 10 năm kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi(1418-1428), Lê Lợi lên ngôi vua, lập triều Hậu Lê. Chính quyền Lê Sơ đã tạo điều kiện cho nhân dân trở về quê cũ làm ăn, nhiều lãng xóm được hồi snnh và tạo lập. Đình Bảng được sống lại trong thời kì đó và vươn lên mãnh mẽ trong những thế kỉ sau. Lúc đó , 6 họ đứng đầu(Nguyễn, Trần, Lê, Ngô, Đỗ, Đặng) ở Đình Bảng chạy loạn sang Cẩm Giang đã giups Đình Bảng trong cuộc hồi cư, xây dựng lại làng. Mối tình nghĩa kết chạ an hem, chạ anh Đình Bảng – Cẩm Giang được nay sinh từ đó.

Thời Lê – Nguyễn, Đình Bảng thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Khi đó làng gồm 9 thôn.

Năm Minh Mệnh thứ 12(1831), Đình Bảng thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp. Đình Bảng lập thêm 4 nông khu.

Năm 1955 phta triển thêm một số chùa Dận. Từ năm 1977, do sự tăng dân số, Đình Bảng lập thôn mới Tân Lập ở giữa Bắc Ninh và Hà nội, nâng tổng số thôn trong toàn xã lên 15.

Từ năm 1977 Đình Bảng thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ 1999 tới nay, Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh.

HỆ THỐNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI LÀNG XÃ

Xã Đình Bảng

Tên gọi từ thời Trần ( thế kỉ XIII) đến nay

Phủ Thiên đức

Trong thời Lý được nâng cấp đổi thành hương Cổ Pháp

Hương Cổ Pháp

Tên gọi từ giữa thế kỉ VIII (Thuộc Đường)

Hương Diên Uẩn

Tên gọi trong thời kì đầu Bắc thuộc.

Kẻ Báng.

Tên Nôm từ thời cổ tới nay

Người Đình Bảng khéo tay, hay làm tâm hồn nồng cháy, rộng mở yêu quê hương,giàu lòng nhân ái từ ông bà vẫn sống theo chân lí “phi nông bất ổn, phi nông bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Với những nghề truyền thống, nền kinh tế vững vàng, nếp sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần phát triển, Đình Bảng là đặc trưng tiêu biểu của làng xã Việt Nam vừa mang đậm tính dân tộc vừa có vóc dáng của làng xã văn minh hiện đại.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)