46
Người tham thiền không luận là người thế gian hay xuất thế gian. Có người hỏi: Cái gì là thế gian? Cái gì là xuất thế gian. Người tại thế gian nghi ta: “Tại sao muốn làm Tăng sĩ để làm gì?”. Người xuất thế gian nghi người thế gian: “Tại sao muốn làm người tục để làm gì?”
Có người hỏi: “Chẳng lẽ người tục là thế gian, Tăng sĩ là xuất thế gian?”. Chẳng phải vậy, người thế gian không tu tự tâm nên gọi là người thế gian. Tăng sĩ liễu ngộ được tự tâm, nên gọi là người xuất thế gian.
Thế gian và người xuất thế gian lấy gì làm chuẩn để phán định? Người thế tục mà thấy bổn tâm mình ngộ tự tánh mình, giáo hóa mọi người, ấy là người xuất thế gian. Tăng sĩ không ngộ tự tâm, không thấy tự tánh, chuyên về tư lợi, đó là người thế gian. Tóm lại, nhiễm trần lao là thế gian, thốt triền phược là xuất thế gian. Quyết định lấy sự liễu sanh tử hay không làm chứng cứ. Liễu tức là xuất thế gian, chưa liễu tức là thế gian.
Lại nghi: Người thế gian từ sáng tới chiều, chỗ ở là nhà, lấy thân làm mình, đây là cái lý thế gian không dời đổi từ xưa đến nay.
Đáp: Anh xuất gia, tôi xuất gia, thế giới sẽ thành trống không, ruộng không người gieo trồng, cơm cũng khơng có người ăn, há chẳng thành tiên thiên hỗn độn sao? Nếu quả thật thiên hạ đều xuất gia thì con cái ai ni, cơng việc ai làm, chắc chắn là khơng có lý này. Nếu như thế thì việc trời đất nhật nguyệt, việc hư khơng đại địa, gạch ngói đất đá sao? Mở mắt ra thấy tồn là Hịa thượng, Hòa thượng này từ đâu ra đây? Lúc này chẳng còn là thế gian của tục, mà thành ra thế giới của Tăng. Kiến giải này, không phải thời nay mới có, mà e rằng người xưa cũng có nghĩ như thế. Kiến giải cũng đâu có lạ gì!
Ví như có một thế giới đất bằng vàng rịng, nhà băng thất bảo, lúc bụng đói tham thiền một khắc liền no, và không cần phải ỉa đái. Lúc thiếu y phục, nghe tiếng thuyết pháp một khắc thì thân thể ấm áp khơng cần phải mặc y phục, cũng không cần cởi y phục. Nước thơm trong ao phun lên tất cả mặt đất đều thơm. Vàng rịng chất đống bên đường khơng ai thèm lấy. Giả sử có cái thế giới tốt đẹp như thế, chúng ta đều đi qua thế giới này ở hết, thì cái thế giới ta ở trước kia phải trống khơng. Vậy thế giới kia ai chưởng quản, gia đình ai coi sóc, con cái ai ni dưỡng. Chúng ta đến cái thế giới tốt đẹp này rồi thì cái thế giới kia phải hoại, phải không, phải liễu.
Lại có người nói: “Cái thế giới kia, ta cịn để ý đến nó nữa để làm gì? Chúng ta ở thế giới khổ kia chịu khổ, huyễn hóa vơ thường sợ muốn chết, tam tai, bát nạn sợ muốn chết, có người ăn buổi sáng phải lo buổi chiều, có người tiền của dư ăn dư để, có người nghèo muốn chết, có người giàu muốn chết. Mừng thay! Hơm nay chúng ta đến chỗ bất sanh bất diệt là quê nhà của chúng ta thật giàu sang, hưởng thọ biết bao sung sướng cịn gì sung sướng cho bằng!
Xin hỏi: Trước kia anh sợ thế giới này trống không, sợ người hết, sợ người thế gian đều thành Hịa thượng, sợ thế giới diệt, hơm nay tơi bảo anh trở lại thế giới anh ở trước kia, một bước anh cũng không chịu đi. Người thế gian phải đến khi đó, mới biết lời tơi nói khơng sai.
47
52. ĐẠI CHÍ
Người tham thiền trước tiên phải lập đại chí xung thiên, đại chí xuất cách, đại chí xuất thế, đại chí thành Phật. Người khơng có đại chí thì việc gì cũng khơng thể làm, việc gì cũng khơng thể thành tựu. Nhưng chí có chí hướng thượng, có chí hướng hạ, người tu hành rất cần phải xét kỷ. Bằng không, sẽ bị người ta chê rằng: “ơng ăn cơm mà khơng có một chút chí hướng, cịn mặt mũi nào sống ở thế gian”.
Phải biết, tâm chí là tâm ban đầu của lúc chưa ra tay hành động. Người phát tâm làm việc chưa lập chí vững chắc thường bỏ cuộc giữa đường. Người chí khơng cao thượng, hoặc người khơng có chí thường bị thất bại, do đó biết sự quan hệ của chí rất sâu xa.
Thế nào là đại chí xung thiên? Là người thế gian chưa từng thấy qua việc làm cùng các hành vi tốt đẹp mỹ mãn như thế, lời nói, sự hiểu biết, oai nghi, sự thật vượt lên trên tất cả mọi người cho nên gọi là đại chí xung thiên.
Thế nào là đại chí xuất cách? Người này ở trong quần chúng, làm bất cứ việc gì cũng khơng thích lạc thú thế gian, thích tịch tịnh, cho nên phát tâm xuất gia. Biết xuất gia vượt lên trên thế gian, biết xuất gia khơng phải chí xuất cách thì khơng làm nổi, đấy gọi là đại chí xuất cách. Thế nào là đại chí xuất thế? Một khi xuất gia, khơng hành khổ hạnh thì khơng thành cơng to. Một việc hành đạo có hai thứ hành là PHƯỚC và HUỆ. Mới xuất gia cần phải trụ Tòng Lâm, trước tu gốc phước. Phước là cội gốc thành Phật, phước là cội gốc của thân người, phước là cội gốc của thoát khổ, phước là cội gốc của tu huệ, phước là cội gốc làm duyên để trụ lâu dài, phước là cội gốc kết duyên với người, phước là cội gốc của xuất gia.
Thế nên biết gốc phước là phước điền tối thượng (ruộng phước hơn hết). Bất cứ cái gì khơng tu có thể nói có được, chứ khơng thể khơng tu phước. Sao vậy? Vì phước là của cải của tăng sĩ, tiền là của cải của người đời. Người đời bất cứ cái gì khơng có cũng có thể được, nhưng khơng có tiền thì khơng được. Đây gọi là đại chí xuất thế.
Thế nào là đại chí thành Phật? Người tu hành lập chí phải lấy thành Phật làm đại chí. Trước tu phước là đại chí thành Phật, sau tu huệ là đại chí thành Phật, thanh tịnh ba nghiệp là đại chí thành Phật, nghiêm trì thánh giới là đại chí thành Phật, cẩn thận giữ thanh quy là đại chí thành Phật, trụ mãi ở Tịng Lâm là đại chí thành Phật. Khơng nhiễm thế dun là đại chí thành Phật, chuyên mơn tham thiền là đại chí thành Phật, đến khai đại ngộ là đại chí thành Phật. Đây gọi là đại chí thành Phật.
Người thế gian, người xuất thế gian hãy lấy các chí này làm người, lấy các chí này làm việc, nếu có thể làm đến được mới thật là bậc đại thánh ly tục, ly tăng.