Người tham thiền từ tâm tán loạn tham đến hữu tâm, chỉ có tâm tham thiền khơng có tâm vọng tưởng. Lại từ hữu tâm dụng đến vô tâm. Vô tâm là không tất cả tâm thế giới, thân tâm, đến đây Miên Mật không chút gián đoạn. Như người cọ gỗ lấy lửa, hễ thấy có nóng cần phải thêm miên mật thì lìa bóng dáng thức tâm, chỉ có cơng phu, khơng cịn có tri kiến về cơng phu, đây gọi là chân tâm.
Đường lối của chân tâm như cọ gỗ có khói, chắc chắn có bật ra lửa. Biết rõ khi có khói ắt có lửa, khơng lửa thì khói từ chỗ nào ra. Thế nên biết khói cùng lửa chẳng lìa gang tất, có chút gián đoạn thì lửa tắt, khói theo đó mà diệt mất. Như người làm đến công phu chân tâm dụng chẳng phải là việc thường đâu! Chân tâm dụng này chẳng phải như người mới tham thiền cạn cợt quen miệng hay nói: Tham thiền phải chân tâm tham, phải thật sự tham, phải chân thật tham v.v… rất là khác xa nhau. Như một người ở trong cái ổ vọng tưởng tham, một người ở bên pháp thân tham, đủ thấy khác xa nhau một trời một vực. Đến địa vị chân tham này, trên nhân là chân tham, trên quả là chân ngộ, chư Phật hộ niệm, Long Thiên ủng hộ. Công phu đến lúc vơ tâm cịn cảm động Thánh hiền gia hộ, huống là chân tâm của sau vô tâm ư?
69
Trong phần Phù Tông Thuyết (tức tham thiền phổ thuyết quyển thượng) tuy có chỉ chỗ sâu xa rõ ràng, song vẫn e rằng người tham thiền hiện nay chán sâu mà lấy cạn. Vì thế, tơi trình bày thêm để cho người căn khí hơi lớn, chưa có thể gánh vác pháp khí đại ngộ, thường đến chỗ này thơi nghỉ được hiểu. Chỗ thấy ở nơi này rất gần giống với ngộ, cũng có thể nói huyền, nói diệu cũng có thể tự thừa đương vậy, cũng có cơ phong chuyển ngữ, nhướng mày trợn mắt, giơ nắm tay, dựng ngón tay, chấp tay cúi đầu, ho khạc, quơ tay, biết đau biết nhức.
Nhưng chỉ là ở ngồi cửa nhìn vào nhà, thấy được chút ít ở mặt tiền, cịn bên trong thì khơng thể thấy hết, cho nên gọi là người ở ngưỡng cửa, hoặc gọi là người nhận bóng sáng ở đầu cửa, hoặc gọi là người được chút ít cho là đủ, cịn cách xa vậy.
Nhị Thừa được chút ít cho là đủ, có mười tám món thần thơng biến hóa bay đi trong hư khơng tự do tự tại, chẳng còn thọ thân đời sau, đã xưng là A LA HÁN, người này có thể sánh bằng ư? Chân tâm dụng là chân nghi dụng. Chân nghi dụng thì chân ngộ nhập. Từ đây mới biết, tham là chánh tri, nghi là chánh hạnh, danh nghĩa và sự thật đều chân, ắt khai đại ngộ. Người xưa nói: “KHƠNG NGHI KHƠNG NGỘ”. Nghi là nhân của ngộ, ngộ là quả của nghi.