LÀM HÀNH ĐƠN

Một phần của tài liệu tham thien pho thuyet - quyen ha (Trang 51)

Người tham thiền không nên cố chấp, sợ làm việc không đáng. Phải biết ăn cơm mặc áo, đi ỉa, đi đái, thượng điện, quá đường, đi làm ruộng v.v… há không phải là làm ở trong động sao? Các cơng việc có thể khỏi được sao?

Nếu được báo công tác, hoặc báo hành đơn (hành đường) người tham thiền này nổi nghiệp sân lên nói: “Tơi đến tịng lâm để hành đạo, chứ không phải để hành đơn”. Một phen nổi phiền não lên, có người cuốn gói bỏ đi, có người đến chức sự xin đi, có người nhờ người khác xin giùm, có người mắng chức sự. Tỳ kheo xấu tính như vậy, thanh quy khơng cho ở chung. Sao vậy? Lúc mới tới tịng lâm thì nói: “Người trụ tịng lâm, bảo làm thì làm, bảo thơi thì thơi. Chẳng được tùy tiện theo ý mình!” Lại nói: “Táng mạng giao cho long thiên, sắc thân giao cho thường trụ (nhà

chùa) đi đứng ngồi nằm đều theo lệnh của chức sự, không được vi phạm một mảy may. Vi phạm

một chút là phạm pháp Tịng Lâm. Phạm thì bị đuổi đi. Vì Tịng Lâm thuở xưa có thanh quy nghiêm khắc như thế nên không ai dám vi phạm. Gọi đến liền đi, đi chậm còn bị phạt. Trụ tòng lâm làm hành đơn, trước tiên phải học như khúc cây, cục bùn, khúc cây muốn dựng đứng thì dựng, cục bùn muốn đấp lên vách thì cứ đấp, bỏ xuống hầm cầu thì cứ bỏ, thảy đều vâng theo, khơng dám chống trái một chút. Người như thế là của báu trong chúng tăng, là đại pháp khí khơng bao lâu sẽ làm bậc thầy gương mẫu của người.

Phải biết, Tuyết Phong làm phạn đầu (nấu cơm), Quy Sơn làm điển tọa, trong thiền đường thì tọa thiền, ngồi thiền đường thì thiền tọa. Gia phong của Cổ Đức đến nay chưa suy đồi. Nghĩ lại, ta là người gì mà khơng biết hổ thẹn!

Lại nữa VĂN THÙ, PHỔ HIỀN, QUAN ÂM, ĐỊA TẠNG là đại hành đơn của Đức Phật. Kế đến Tu Bồ Đề, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, A Nan Đà là tiểu hành đơn của Đức Phật. Chư Phật, chư Tổ từ hành đơn mà vào, từ hành đơn mà ra, chưa có một người nào không chịu khổ, không chịu oan ức mà có thể xuất đầu được. người xưa nói: “Muốn được ngồi trên đầu mn người, trước tiên phải đi dưới chân muôn người”.

Người tham thiền, nếu chỉ lo tham thiền mà sợ lao động, đó là trồng sâu hạt giống hư thúi của Nhị Thừa, trên không thể thành Phật, dưới không thể độ chúng sanh. Phật Tổ quở trách, đạo nhân không ưa. Trong động mà tham thiền được mới được gọi là chân thật tham thiền.

Một phần của tài liệu tham thien pho thuyet - quyen ha (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)