Người tham thiền ngộ pháp này ra hoằng pháp, chẳng bao giờ nên hoằng pháp khác, pháp khác là pháp thế gian từ nhân gian cho đến phi phi tưởng thiền đều gọi là thế gian. Hoặc thế gian này cùng thế gian kia cũng gọi là thế gian. Người ngộ tâm là xuất thế gian. Người chưa ngộ tâm là thế gian.
Như tham thiền kiêm trì chú, chỉ làm cho chú khơng linh nghiệm, thiền cũng khó thơng, mỗi chân đạp ở một chiếc thuyền kết cuộc phải trật chân rơi xuống nước. Rơi xuống nước tức là luống cơng vơ ích vậy.
Có người niệm Phật, đi nửa cây hương, tham thiền ngồi nửa cây hương. Niệm Phật sắp thuần thục, tâm có thể quy nhất, bỗng bị thiền làm hỏng mất, khiến cho niệm Phật chẳng thành khối được. Tâm tham thiền tha thiết, niệm có thể tinh thuần, mà chưa quên một câu Di Đà thì chân nghi rốt cuộc chưa thành phiến.
Có người ngồi tham thiền, đi niệm Phật. Có người hành tham thiền, ngủ trì chú. Có người dùng tham thiền cầu mưa. Có người dùng tham thiền cầu tạnh. Có người dùng tham thiền hồn
nguyện. Có người dùng tham thiền cầu phước huệ. Rốt cuộc chẳng phải là chánh nhãn lợi người, cũng chẳng phải là chánh nhãn hành đạo.
Đại pháp của Phật lấy minh tâm làm chủ thể, lấy chuyên môn làm chánh hạnh. Như Tôn giả Châu Lợi Bà Đà Dà sanh ra làm người không ra gì, xuất gia khơng biết một chữ, khơng biết một việc, khơng biết gì hết. Phật dạy ngày niệm hai chữ CHỔI QUÉT làm công phu. Tôn giả nhớ chữ
70
CHỔI thì quên chữ QUÉT, nhớ chữ QUÉT thì quên chữ CHỔI. Ôm ấp lâu ngày một câu CHỔI QUÉT không đầy ba năm, Ngài thành đại A LA HÁN.
Phải biết, tâm là loạn, pháp là nhứt (một) muốn được nhất tâm phải dụng nhất pháp. Một pháp trì lâu ngày, tâm kia dần dần chuyển loạn thành định. Dù dụng pháp nào cũng phải chuyên mơn trì lâu dài, thân có thể chết, pháp khơng thể mất, tâm có thể đổi dời, pháp khơng thể đổi dời. Nếu có thể đem định pháp trị loạn tâm này, loạn tâm lâu ngày ắt y pháp mà định. Do đây tham câu thoại đầu ngộ tâm, niệm A DI ĐÀ PHẬT cũng có thể ngộ tâm, trì chú cũng có thể ngộ tâm, xem Kinh cũng có thể ngộ tâm. Nhưng mà pháp ngộ tâm có gián tiếp, có trực tiếp. Trực tiếp là ngay nơi tâm mà truy cứu tâm, cho nên ngộ tâm dễ. Gián tiếp là tại nơi cảnh mà truy cứu tâm, hoặc tại pháp khác mà truy cứu tâm, cho nên ngộ tâm hơi khó. Khó dễ là ở tại chỗ chun mơn hay không? Nhất tâm hay không? Nhất pháp hay không? Nhiều tâm hay không? Nhiều pháp hay không? Lợi căn hay độn căn?
Do đây biện biết, người có thể hành một pháp này suốt đời chẳng hành pháp khác, chẳng sanh niệm khác thì thật là người lợi căn, nếu hành một pháp này ba năm, năm năm, lại hành một pháp kia, sanh một tâm kia thì suốt đời dù hành bao nhiêu pháp cũng không bao giờ đắc pháp.
Người hành đạo chỉ biết hận Phật pháp, mà khơng một người nào biết tự trách lấy mình. Đau đớn thay!