Đặc điểm của phương pháp giảng dạy:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trang 105 - 107)

IV. Phương pháp sử dụng lời nói và trực quan trong GDTC 1 Phương pháp sử dụng lời nói:

2. Đặc điểm của phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp chủ đạo là tập luyện nguyên vẹn có chọn lọc đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật. Sự phân chia động tác chỉ có thể đóng vai trò như 1 thủ phát bổ trợ thứ yếu, chính xác hoá động tác giường như trên nền lặp lại toàn bộ hệ thống động tác.

- Lúc đầu việc chính xác hoá chỉ tiến hành khi học nắm vững biến dạng cơ bản của động tác, đồng thời vẫn duy trì các điều kiện thực hiện ổn định. Sau đó đưa thêm vào các biến dạng kỹ thuật động tác nhưng chỉ ở mức không làm sai lệch đáng kể đối với động tác.

- Trong dạy học các động tác đòi hỏi biểu hiện cao nhất các tố chất thể lực thi lúc này tốt nhất nên kích thích, động viên được hết khả năng vận động, tất nhiên không làm sai lệch kỹ thuật động tác.

- Các phương pháp sử dụng lời nói, giảng giải làm mẫu trong giai đoạn này tuy có giảm nhưng vẫn cần thiết, phương pháp này trước hết nhằm cung cấp những kiến thức chi tiết về các cơ chế kỹ thuật động tác để phân tích tiến trình tiếp thu, tiệp thu kỹ thuật đó.

- Tăng cường sử dụng phương pháp tập lại ổn định động tác.

- Vai trò của tập luyện vận động bằng tư duy càng tăng theo mức độ tiếp thu kỹ thuật động tác và định hướng cảm giác vận động. Các hiện tượng vận động được gây ra 1 cách đặc biệt sẽ giúp huấn luyện động tác chính xác.

- Các phương pháp định hướng theo cảm giác đúng người hay vật dẫn dắt và kèm cặp vận động cũng giữ nguyên ý nghĩa của mình trong giai đoạn này. Để

phân tích và đánh giá cảm giác vận động tốt hơn, đôi khi người ta còn loại trừ sự tham gia của cả thị giác vào việc điều khiển động tác tự nhiên là không gây nên những chấn thương.

* Một số điểm cần chú ý trong giai đoạn dạy học đi sâu.

- Tăng cường sự đánh giá nhanh chính xác kết quả mỗi lần thực hiện động tác có thể sử dụng rộng rãi các thiết bị nghe nhìn để người tập trực tiếp kiểm tra đánh giá kết quả của mình

- Trong giai đoạn này, chất lượng động tác chưa thật ổn định lúc được, lúc không. Do vậy phải nhắc nhở giáo dục sự kiên trì của người tập, không bi quan chán nản.

- Nếu có những sai lầm lớn trong khi thực hiện kỹ thuật động tác thì phải dừng tập để hình thành lại kỹ thuật chính xác và dập tắt các phản xạ sai lệch đó.

Câu 27: Trình bày phương pháp tiến hành giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện.

1. Mục đích:

- Mục đích dạy học ở giai đoạn này là làm cho người tập hoàn thiện toàn bộ động tác và vận dụng vào trong các điều kiện khác nhau.

2. Nhiệm vụ:

- Củng cố vững chắc kỹ xảo đã tiếp thu được.

- Tập biến dạng động tác trong các điều kiện khác nhau khách quan và chủ quan kể cả lúc phải biểu hiện các tố chất thể lực ở mức cao nhất.

- Hoàn thiện sự cá biệt hoá kỹ thuật động tác cho phù hợp với đặc điểm và các năng lực cá nhân.

- Phát triển mạnh các tố chất thể lực để điêu luyện động tác hơn nữa trực tiếp thi đấu đạt thành tích cao.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w