LVĐ bên ngoài: Là LVĐ tác động lên cơ thể người tập thông

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trang 42 - 44)

qua bài tập thể lực. LVĐ bên ngoài bao gồm 2 thành phần cơ bản, đó là: Khối lượng và cường độ vận động.

Khối lương vận động là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực được thực hiện và nhiều thông số khác (tổng cự ly, tổng trọng lượng mang vác...).

Cường độ vận động là mức căng thẳng chức năng do bài tập gây ra trong một khoảng thời gian tác động nào đó.

Mối quan hệ giữa LVĐ bên trong và LVĐ bên ngoài có sự tương xứng với nhau. Cường độ và khối LVĐ càng lớn thì mức độ biến đổi sinh lý và sinh hoá trong cơ thể càng mạnh và ngược lại. Song khi cơ thể ở trong những trang thái khác nhau thì quan hệ LVĐ bên trong và bên ngoài cũng đổi khác. VD: Khi sử dụng 1 LVĐ bên ngoài có hệ thống, trong cơ thể sẽ diễn ra những biến đổi thích nghi. Khi đó LVĐ ban đấu không còn gây nên những biến đổi mạnh mẽ như trước. Hoặc cơ thể ở trạng thái sức khoẻ khác nhau thì cùng 1 LVĐ bên ngoài sẽ dẫn tới những phản ứng không giống nhau. Cho nên LVĐ phải quan sát trong những điều kiện cụ thể, không nên máy móc.

Thông thường người ta xác định LVĐ bên ngoài của 1 lần thực hiện bài tập bằng thời gian thực hiện (VD: Chạy 3 phút, đá bóng 20 phút...), và mỗi 1 môn ta có 1 cách xác định LVĐ bên ngoài. Nếu như 1 VĐV chạy 1000m trong thời gian ví dụ là 2 phút và cũng như vậy 1 VĐV chạy 1000m trong 5 phút thì 2 LVĐ bên ngoài này hoàn toàn khác nhau, cho nên nói đến LVĐ bên ngoài ta phải xem xét đến 2 thông số của nó là khối LVĐ và cường độ .

Khối LVĐ là tổng số tác động của bài tập thể chất. Khối lượng càng lớn thì sự tác động càng lớn. VD: Chạy 8km với 10km thì ta nói chạy 10km có khối LVĐ cao hơn. Nhưng vẫn chưa chuẩn xác nếu ta chạy với tốc độ khác nhau. Cho nên ngoài khối LVĐ người ta còn xác định thêm 1 nhân tố nữa là cường độ. Mật độ vận động là tỷ lệ thời gian dành cho việc thực hiện bài tập trên tổng số thời gian bài tập. Giữa 2 thông số cường độ và khối lượng giá trị cực đại có tỉ lệ nghịch với nhau.

LVĐ trong các phương pháp GDTC có thể ổn định - duy trì thông số bên ngoài tại mọi thời điểm thực hiện bài tập, hoặc biến đổi - thay đổi thông số bên ngoài trong quá trình thực hiện bài tập. Lập kế hoạch và điều chỉnh LVĐ là nội dung cơ bản trong phương pháp GDTC. Song nếu chỉ dừng ở đó thì chưa đủ. Hiệu quả tập luyện còn phụ thuộc vào trật tự kết hợp 1 cách khoa học giữa LVĐ và quãng nghỉ.

Luận cứ khoa học của sự luân phiên hợp lý giữa LVĐ và quãng nghỉ là tính giai đoạn của quá trình hồi phục. LVĐ trong buổi tập có thể tiếp tục hoặc ngắt quãng. Là 1 thành tố của phương pháp GDTC, quãng nghỉ có thể thụ động hoặc tích cực. Trong những điều kiện nhất định, nghỉ ngơi tích cực có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau vận động. Thông thường người ta kết hợp 2 hình thức nghỉ ngơi đó với nhau. Nếu tác động của LVĐ vào thời điểm khác nhau hay vào

các giai đoạn khác nhau của quá trình hồi phục sẽ dẫn tới những biến đổi về sinh lý, sinh hoá hay LVĐ bên trong khác nhau. Vào thời điểm chưa hồi phục ta tổ chức lặp lại LVĐ bên ngoài (hay lặp lại các bài tập) thì sự tác động gần như lớn hơn so với lần đầu, nhưng nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ dẫn đến hồi phục vượt mức. Còn nếu LVĐ quá ngưỡng thì sẽ dẫn tới pha mệt mỏi quá sức. Như vậy nếu tác động vào các giai đoạn hồi phục khác nhau thì hậu quả tác động của LVĐ sẽ khác nhau.

Thời gian quãng nghỉ trong các phương pháp khác nhau được xác định tuỳ theo mục đích cuối buổi tập và các quy luật của quá trình hồi phục.

Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà người ta phân biệt ba loại quãng nghỉ: Đầy đủ, ngắn và vượt mức.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w