- Quãng nghỉ vượt mức: Là quãng nghỉ đảm bảo cho LVĐ lặp
1. Khái niệm LVĐ:
- LVĐ là mức độ tác động của bài tập thể chất lên cơ thể người tập. Nói cách khác thuật ngữ LVĐ dùng để chỉ sự định lượng tác động của bài tập thể lực.
- Sự tác dộng của LVĐ dẫn đến những biến đổi chức năng trong cơ thể như các trạng thái trước vận động, trong vận động và dẫn đến mệt mỏi. Sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như mệt mỏi nói chung chính là nguyên nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động. Mệt mỏi sau vận động không mất đi hoàn toàn mà để lại những dấu vết, những biến đổi thích nghi đó sẽ làm phát triển thể chất người tập.
* LVĐ bao gồm: LVĐ bên trong và bên ngoài
- LVĐ bên trong là mức biến đổi các chỉ số sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể người tập khi thực hiện bài tập như tần số mạch đập, lưu lượng phút, thông khí phổi, tần số hô hấp, VO2max.
- LVĐ bên ngoài là LVĐ tác động lên cơ thể người tập thông qua bài thể lực. LVĐ bên ngoài bao gồm 2 thành phần cơ bản đó là khối lượng vận động và cường độ vận động.
+ Khối lượng vận động là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực được thực hiện và nhiều thông số khác: Các môn bóng tính bằng tổng thời gian buổi tập, trong chạy tính bằng tổng độ dài cự ly, thể dục dụng cụ tính bằng số lần lên dụng cụ đồ dài thời gian một lần thực hiện là một thành tố xây dựng độ lớn của lượng vận động.
- Cường độ vận động là sự tác động của bài tập vào cơ thể ở mỗi thời điểm cụ thể (mức căng thẳng chức năng, trị số một lần gắng sức). Các môn bóng tính bằng số lần chạm bóng trên buổi tập, trong chạy tính bằng tốc độ chạy, trong cử tạ tính bằng lực khắc phục trên mỗi lần cử.
- LVĐ chung của 1 buổi tập hay 1 bài tập nói chung được xác định thông qua cường độ và khối lượng vận động của mỗi buổi tập.
VD: Tổng khối lượng trong các bài tập có chu kỳ thường xác định bằng tổng số km, trong các bài tập với vật nặng được xác định bằng tổng trọng lượng hoặc bằng số lần khắc phục 1 trọng lượng nào đó, trong các bài tập thể dục bằng tổng số các động tác hoặc bài liên hợp.
- Để xác định cường độ chung người ta thường xác định mật độ VĐV của buổi tập (tỷ số giữa thời gian thực hiện bài tập trên tổng số thời gian buổi tập) hoặc tính cường độ tương đối (tỷ lệ giữa số km chạy với tốc độ cần thiết trên tổng số km đã vượt qua trong buổi tập.
- Trong điều kiện nhất định thì LVĐ bên ngoài và LVĐ bên trong tương xứng với nhau. Cường độ và khối lượng càng lớn thì mức độ biến đổi sinh lý, sinh hoá trong cơ thể càng mạnh và ngược lại. Xong khi cơ thể trong những trạng thái khác nhau thì quan hệ LVĐ bên trong và bên ngoài cũng đổi khác.
VD: Khi sử dụng 1 LVĐ bên ngoài có hệ thống trong cơ thể sẽ diễn ra những biến đổi thích nghi. Khi đó LVĐ ban đầu không còn gây nên những biến đổi mạnh mẽ như trước. Hoặc cơ thể ở những trạng thái sức khoẻ khác nhau thì cũng một LVĐ bên ngoài sẽ dẫn tới phản ứng không giống nhau.
* Mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ vận động.
- Các chỉ số tối đa của khối lượng và cường độ vận động có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. LVĐ có cường độ tối đa chỉ kéo dài trong một số giây nhất định, ngược lại LVĐ có khối lượng tối đa chỉ có thể thực hiện với cường độ thấp. Trong những bài tập có cường độ trung bình thì khối lượng vận động có thể đạt tới những chỉ số lớn.
- Lập kế hoạch và điểu chỉnh LVĐ là nội dung cơ bản trong xây dựng phương pháp GDTC. Xong nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Hiệu quả của tập luyện còn phụ thuộc vào trật tự kết hợp một cách khoa học giữa LVĐ và quãng nghỉ. Vấn đề này đã trở thành định hướng trong việc sử dụng các phương pháp GDTC và cấu thành nên nguyễn tác hệ thống.