Sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trang 68 - 69)

IV. Phương pháp sử dụng lời nói và trực quan trong GDTC 1 Phương pháp sử dụng lời nói:

2. Sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi:

- Giữa tập luyện và nghỉ ngơi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tập luyện làm cho cơ thể mệt mỏi được biểu hiện ở năng lực hoạt động bị giảm sút, vì thế cần đưa cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi hồi tĩnh, nghỉ ngơi sau tập luyện thì cơ thể sẽ được hồi phục (hoạt động đầy đủ, vượt mức và chưa hồi phục hoàn toàn). Nếu au từng buổi tập mà nghỉ quá lâu thi hiệu quả tốt của tập luyện sẽ bị giảm đi và dần trở về mức ban đầu.

- Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong GDTC là không nghỉ đến mức làm mất hiệu quả tốt vốn đã có trong tập luyện. Vì vậy buổi tập sau phải được tiến hành trên “dấu vết” của buổi tập trước. Đồng thời cũng cố sâu thêm các dấu viết đó. Hiệu quả của 1 số buổi tập được cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả tích luỹ của cả 1 hệ

thống các buổi tập, tức là làm xuất hiện những biến đổi thích nghi tương đối vững chắc về cấu trúc và chức năng chính. Các biến đổi này là cơ sở của trình độ chuẩn bị thể lực huấn luyện và các kỹ xảo vận động vững chắc.

- Vì vậy muốn cho cơ thể liên tục hồi phục vượt mức và hồi phục sau mỗi lần tập luyện thì phải tiến hành hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi. Về nguyên tắc buổi tập sau phải tiến hành khi cơ thể đã hồi phục và hồi phục vượt mức sau lần tập trước do nghỉ ngơi đầy đủ.

- Những trong quá trình GDTC phải căn cứ vào giai đoạn tập luyện, mục đích, nhiệm vụ giáo dục các tố chất vận động, căn cứ vào trình độ của VĐV và đối tượng tập luyện và xắp xếp cá buổi tập sau vào thời điểm hợp lý. Thông thường người ta bố trí vào 1 trong 3 thời điểm sau:

* Thời điểm thứ 1:

Tiến hành buổi tập tiếp theo vào giai đoạn vượt mức, tức là quãng nghỉ đảm bảo chờ hoạt động tiếp theo rơi vào thời điểm diễn ra ta hồi phục vượt mức.

* Thời điểm thứ 2:

- Tiến hành buổi tập tiếp theo khi các năng lực hoạt động của cơ thể đã hồi phục về mức ban đầu (hồi phục đầy đủ) được sử dụng nhiều trong các buổi tập có nội dung học tập và hoàn thiện kỹ xảo vận động và cũng có thể sử dụng trong giáo dục tố chất thể lực.

* Thời điểm thứ 3:

- Tiến hành buổi tập tiếp theo khi năng lực hoạt động của cơ thể chưa trở về trạng thái bình thường, kiểu này được sử dụng nhiều trong huấn luyện thể thao để giáo dục sức bền.

- Trong thực tiễn giáo dục thể chất cần chú ý một điều rằng các buổi tập thường luân phiên theo nội dung, xu hướng, khối lượng và cường độ vận động. Vì vậy quá trình hồi phục các cơ quan và hệ thông các cơ quan xảy ra không cùng 1 lúc. Cho nên khi giáo dục các tố chất vận động nếu 1 tố chất nào đó chưa trở về trạng thái bình thường mà tố chất kia đã hồi phục thì người ta cứ tiền hành các buổi phát triển các tố chất thể lực đã hồi phục.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w