IV. Phương pháp sử dụng lời nói và trực quan trong GDTC 1 Phương pháp sử dụng lời nói:
b. Khái niệm về cơ chế của kỹ năng và kỹ xảo vận động.
- Các kỹ năng và kỹ xảo vận động là những hoạt động có ý thức của con người.
- Cơ sở tạo nên các hành vi có ý thức của con người là các cơ chế hoạt động phản xạ của hệ thần kinh. Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo dựa trên học thuyết về “hệ thống chức năng” của Anôkhin.
- “Hệ thống chức năng” là 1 cơ cấu chức năng được hình thành nhanh chóng để thống nhất hoạt động của các hệ thống trong cơ thể nhằm thực hiện một hành vi vận động cụ thể.
- Điểm quan trọng trong “Hệ thống chức năng” là những kích thích truyền ngược từ cơ quan cảm thụ liên tục thông báo về não những tín hiệu thực hiện động tác. Kết quả hoạt động, đề ra những quyết định thực hiện.
Quá trình đó diễn ra theo sơ đồ cấu trúc điều khiển động tác có ý thức.
- Theo sơ đồ trên “Hệ thống chức năng” sẽ xuất hiện khi có 1 tổ hợp kích thích cảm giác (tai, mắt…) hệ thần kinh trung ương thu nhận, phân tích, xác định mục đích, ra chương trình hành động rồi chuyển lệch tới cơ quan điều khiển để thực hiện hành động. Trong quá trình thực hiện, các tín hiệu về tình hình liên tục được truyền về cơ quan thu nhận ở vỏ não để phân tích, điều chỉnh hoạt động.
- Như vậy chính những thông tin truyền ngược là cơ sở và điều kiện để hình thành “Hệ thống chức năng”.
Ở giai đoạn kỹ năng, lượng thông tin ngược tức thời nhiều hơn, quá trình sử lý thông tin còn chậm do vậy mức độ thực hiện động tác còn kém. Ngược lại ở giai đoạn kỹ xảo, mọi tín hiệu xuất hiện nhanh (chủ yếu là tín hiệu về kết quả hành động).
Do vậy xử lý cũng nhanh, động tác trở nên thuận thục và tạo được khả năng biến dạng cao.
* Sự chuyển kỹ xảo:
- Trong dạy học động tác, có sự tác động lẫn nhau giữa các kỹ thuật động tác đã học và đang học, sự tác động đó có thể thuận lợi cho việc tạo kỹ xảo mới, cũng có thể ngược lại. Quá trình đó gọi là sự chuyển kỹ xảo vận động.
+ Sự chuyển tốt của kỹ xảo xảy ra khi các động tác có khâu chính giống nhau, còn chi tiết thì khác nhau (Ném bóng, ném lựu đạn, phóng lao) đây là vấn đề quan trọng để xắp xếp trình tự các động tác này là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp thu hành động khác.
+ Sự chuyển xấu của kỹ xảo: sảy ra khi giữa các động tác có các chi tiết giống nhau những điểm mấu chốt kỹ thuật lại khác nhau (VD: Lộn ngược và lộn sau chống tay). Cơ sở sinh lý là do “Hệ thống chức năng” cũ làm cản trở việc thực hiện động tác mới.
- Để tránh sự chuyển xấu của kỹ xảo vận động cần lập kế hoạch học tập sao cho các kỹ xảo khác nhau cách xa (không tiến hành đồng thời hoặc gần nhau hoặc xắp xếp sao cho sự chuyển xấu chỉ ảnh hưởng tối thiểu.
- Trong trường hợp chuyển 1 chiều (khi 1 kỹ xảo chỉ ảnh hưởng đến kỹ xảo khác mà không có ảnh hưởng ngược lại) thì cần hình thành kỹ xảo có thể bị tác động trước.
Tóm lại: Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là cơ sở để xây
dựng cấu trúc quá trình dạy học các động tác theo 3 giai đoạn. Trong đó việc bố trí nội dung dạy học động tác phải tranh thủ được sự chuyển tốt, hạn chế chuyển xấu.
Câu 24: Vai trò và ý nghĩa của kỹ năng kỹ xảo vận động trong hoạt động TDTT.
Muốn biết được vai trò và ý nghĩa của kỹ năng kỹ xảo vận động trong hoạt động TDTT trước tiên ta phải hiểu được đặc điểm và khái niệm của kỹ năng kỹ xảo vận động là gì?