- Hình thức của bài tập TDTT là cấu trúc (hay tổ chức) bên
3. Nhiệm vụ giáo dục theo nghĩa rộng:
- Nhiệm vụ này được thực hiện trên cơ sở thống nhất giải quyết các nhiệm vụ giáo dục kỹ năng, những nhiệm vụ phức tạp về hình thành 1 nhân cách hoàn chỉnh chỉ được giải quyết trong điều kiện thống nhất hữu cơ với các mặt giáo dục riêng lẻ. Bên cạnh đó phải đi đôi với giáo dục đạo đức, nó giường như xuyên suốt toàn bộ thực tiễn giáo dục xã hội, xuyên suốt các mặt giáo dục và hình thức giáo dục, bởi vì hiệu quả cuối cùng của bất kỳ mặt giáo dục nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết toàn diện nhiệm vụ, hình thành lý tưởng tiêu chuẩn đạo đức thói quen đạo đức.
- Việc tách riêng các nhiệm vụ trên chỉ là tương đối, trên thực tế của quá trình GDTC bao giờ người ta cũng tiến hành giải quyết đồng thời các nhiệm vụ (như đạo đức, ý trí, thẩm mỹ và trí tuệ, giáo dưỡng thể chất và giáo dục tố chất thể lực).
Câu 10: Phân tích các nhân tố tác động (yếu tố ảnh hưởng) của bài tập thể chất.
Bài tập thể chất là các hoạt động vận động do con người sáng tạo ra để sử dụng vào mục đích GDTC. Hay nói 1 cách đầy đủ hơn: Bài tập thể chất là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với các quy luật GDTC. Người ta dùng chúng để giải quyết nhiệm vụ GDTC đáp ứng những yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần của con người. Giữa hình thức và nội dung của bài tập thể chất có quan hệ hữu cơ, nội dung là mặt quyết định nó đóng vai trò chủ định trong quan hệ với hình thức. Hình thức củng cố tác động đến nội dung, hình thức bài tập chưa hoàn chỉnh sẽ làm cản trở sự biến đổi tối đa các khả năng chức phận. Xong hiệu quả tác động của bài tập thể chất không chỉ phụ thuộc vào hình thức và nội dung của nó mà còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác. Tất nhiên các bài tập TDTT có tác dụng sâu sắc và đa dạng đối với con người. Khi thực hiện các bài tập, trong cơ thể con người diễn ra những biến đổi, sinh lí, tâm lí, sinh hoá... phức tạp. Dẫn đến sự biến đổi của các cơ quan vận động và các cơ quan nội tạng. Tập luyện thường xuyên và đúng phương pháp có tác dụng hoàn thiện tất cả các cơ quan và hệ thống, nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể, phòng chống một số bệnh tật. Ngoài ra, hoạt động được tổ chức tốt còn có tác dụng giáo dục những phẩm chất ý trí, đạo đức, nhân cách. Xong, nếu các bài tập thể lực được sử dụng không đúng, không phù hợp những nguyên tắc và phương pháp GDTC thì chẳng những không có lợi, mà còn có thể có hại. Vì vậy, nhà sư phạm cần nắm vững những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bài tập - nhân tố chung nhất xác định tác động hợp lí của bài tập thể chất, sự tổ chức buổi tập đúng phương pháp sư phạm và tuân theo các quy luật GDTC. Ngoài ra, cần chú ý các nhân tố xác định tác động của bài tập thể chất sau: