Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập: Thời tiết, địa

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trang 35 - 36)

- Hình thức của bài tập TDTT là cấu trúc (hay tổ chức) bên

3. Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập: Thời tiết, địa

hình, dụng cụ, thiết bị, điều kiện vệ sinh của địa điểm tập luyện. Sự thay đổi các đặc điểm môi trường sẽ làm thay đổi tác dụng của bài tập. Sử dụng tác dụng tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh có thể coi là những biện pháp để nâng cao hiệu quả của các bài tập thể lực trong lí luận và phương pháp giáo thể chất riêng. Tuy vậy cũng cần lưu ý, không chỉ trong giáo dục thể chất mới cần như vậy, sử dụng tác động tự nhiên của thiên nhiên (ánh sáng mặt trời, không khí, nước) là biện pháp quan trọng để nâng cao sức khoẻ và năng lực hoạt động của con người. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất là cũng cấp những kiến thức cơ bản của các yếu tố tự nhiên đối với cơ thể và bồi dưỡng những kĩ năng thực hành để áp dụng chúng. Trong quá trình giáo dục thể chất các yếu tố thiên nhiên được sử dụng theo hai hướng để tạo điêu kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả các bài tập thể lực và để rèn luyện cơ thể. Môi trường tự nhiên thuận lợi làm tăng tác dụng của bài tập, cho phép áp dụng lượng vận động lớn hơn, tổ chức nghỉ ngơi hợp lí, gây cảm xúc hứng thú cho người tập luyện. Tập luyện ở các vùng cao, nơi có áp suất khí quyển và hàm lượng ôxy trong không khí giảm, có tác dụng rất tốt trong nâng cao năng lực hoạt động chức năng của cơ thể. Sau khi tập luyện ở vùng cao chuyển xuống đồng bằng, trong một thời gian nhất định, VĐV có thể thực hiện lượng vận động lớn hơn, do đó mà đạt được thành tích cao hơn, chủ yếu là những môn đòi hỏi sức bền. Do đó, người ta coi các điều kiện tự nhiên ở các vùng cao cũng có những tác dụng tập luyện đặc biệt. Việc sử dụng các yếu tố tự nhiên phải dựa trên những kiến thức về sự thống nhất của cơ thể với môi trường ảnh hưởng của các tác động khác nhau của môi trường đối với cơ thể con người. Rèn luyện cơ thể là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất. Mục đích của rèn luyện cơ thể là tạo cho cơ thể có khả năng ổn định, thích ứng và giữ được trạng thái cân bằng trước những tác động không thuận lợi của các yếu tố tự nhiên: Nóng, lạnh, bức xạ mặt trời, đặc biệt là khi chúng dao động đột ngột. Để rèn luyện cơ thể toàn diện, cần làm cho cơ thể thích nghi dần dần với những tác động khác nhau của các yếu tố tự nhiên (nước, không khí, ở các nhiệt độ khác nhau - cả

nóng, cả lạnh, làm quen với ánh nắng...). Việc áp dụng thường xuyên những biện pháp rèn luyện cơ thể cũng có tác dụng rèn luyện ý chí, nghị lực. Kết hợp bài tập thể lực với các biện pháp rèn luyện cơ thể sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với những tác động không thuận lợi của môi trường trạng thái chao đảo, rung, nóng, lạnh, không trọng lượng...

Thực hiện các biện pháp vệ sinh: Bao gồm vệ sinh cá nhân vệ sinh công cộng trong lao động, sinh hoạt nghỉ ngơi, ăn uống, tập luyện và vệ sinh môi trường là những yêu cầu bắt buộc đối với quá trình giảng dạy và tập luyện TDTT. Ở đây, cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị, dụng cụ, trang phục có vai trò đáng kể. Trong quan niệm hiện nay, vệ sinh còn bao gồm cả nước, thực hiện những quan hệ giao tiếp cởi mở, vui vẻ, hiểu biết lẫn nhau, tránh trạng thái căng thẳng (stress). Với ý nghĩa đó , bản thân hoạt động TDTT được tổ chức tốt cũng là một biện pháp vệ sinh có giá trị.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w