Đừng để lý trí cản trở sự phát triển của bạn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 32 - 33)

Hãy hình dung một ngày nọ, sếp bước ngang bàn làm việc của bạn ở văn phòng. Bạn mỉm cười và gật đầu chào bà; còn bà thì ngó lơ, cứ như không hề nhìn thấy bạn. Bạn thấy hụt hẫng và nghĩ ngay rằng mình bị ghét bỏ hoặc đang gặp rắc rối gì đó. Bạn lo lắng suốt cả

tuần sau. Bạn nhắn tin cho một đồng nghiệp xuất sắc – người cũng đã từng gặp trường hợp tương tự với sếp – dấu hiệu này chứng tỏ đây chẳng phải là việc cá nhân. Thế rồi tại một buổi họp, sếp của bạn tâm sự thân tình rằng chồng bà và một số nhân viên than phiền rằng bà quá chú tâm vào các dự án nên chẳng còn để ý gì đến những người xung quanh – lại thêm một dấu hiệu cho thấy chẳng phải mỗi mình bạn bị sếp phớt lờ. Một tuần sau, sếp gọi bạn vào phòng làm việc của bà. Bạn thấy bồn chồn trong dạ. Thế nhưng, sếp của bạn đã đưa cho bạn bảng đánh giá năng lực làm việc hết sức tuyệt vời – đây là lời khẳng định rằng chẳng những bạn không bị sếp ghét bỏ mà còn được đánh giá rất cao.

Thủ phạm dẫn đến sự lo lắng này chính là việc đọc ý nghĩ – một loại ảo giác về hoàn cảnh dựa trên niềm tin của bạn, chứ không phải dựa trên sự thật khách quan. Nếu bạn giống như đa số mọi người, nghĩ rằng mình có thể dự đoán được suy nghĩ của người khác trong một tình huống nhất định, thì đó thật ra chỉ là suy nghĩ của bản thân bạn, chứ không phải của họ. Đó là lý do vì sao chúng đều là những ảo giác. Điều cần rút ra ở đây là: “Đừng

quá tin vào những gì bạn nghĩ”.

Nếu nhà phê bình nội tâm (tức bản ngã) có thói quen vội vã đưa ra kết luận ở nơi làm việc, ở nhà hoặc ngay cả khi bạn đi chơi, thì hãy tiến vào bên trong thế giới nội tâm của mình, dùng sự hiếu kỳ mà hỏi nó rằng: “Đâu là bằng chứng của kết luận này?”. Càng thực hành phương pháp này, bạn sẽ càng ít bị lệ thuộc vào những ảo giác của mình đồng thời sẽ

chờ đợi đến khi có đủ bằng chứng mới đưa ra kết luận. Đôi lúc, bạn phải chờ đợi các chứng cứ ấy xuất hiện, cũng giống như khi cần đánh giá năng lực làm việc vậy. Cũng có khi bạn nhận được kết quả kiểm tra thực tế từ bạn bè hay đồng nghiệp. Thỉnh thoảng bạn có thể đề

nghị người nào đó làm sáng tỏ vấn đề. Bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn không tìm được bằng chứng đủ sức thuyết phục để minh chứng cho khoảng 90% ảo giác của mình. Khi bạn có ý nghĩ không tốt về một tình huống nào đấy, việc đi tìm bằng chứng, thay vì vội vã kết luận,

sẽ giúp bạn không phải lo lắng vô ích.

Hãy xét trường hợp của Marcy. Cô thường xuyên sống trong tình trạng hoang mang vì luôn tự nhủ rằng việc mình thất bại trong nghề bất động sản chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Marcy cho biết cô cảm thấy mình như một kẻ giả danh và luôn lo lắng rằng một ngày nào đó, sự kém cỏi của cô sẽ lộ ra và cô sẽ mất việc. Tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu trước sự

mâu thuẫn giữa suy nghĩ của Marcy và thực tế cuộc sống của cô. Năm ngoái, Marcy đã được khen thưởng vì thành tích xuất sắc của cô trong lĩnh vực bán hàng và đã mang về hàng triệu đô-la cho công ty. Cô thừa nhận rằng mọi người đều nghĩ cô rất giỏi giang và thành đạt. Thế nhưng cô vẫn nói với tôi rằng: “Thoạt đầu, tôi cảm thấy rất vui vì sự công nhận

của mọi người. Nhưng rồi tôi nhận ra đó chỉ là may mắn và nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra thêm lần nữa. Tôi cảm thấy mình đang tuột dốc thảm hại trong năm nay!”.

Các sự kiện diễn ra trong cuộc sống của Marcy chẳng những không khớp với nhận định của cô về bản thân mà còn hoàn toàn trái ngược. Tuy nhiên, thay vì phản bác cách nhìn nhận về bản thân của mình và chấp nhận thực tế, ảo giác của cô lại lấn át mọi sự kiện ấy. Vô tình, Marcy đã hủy hoại lòng tự tin của bản thân bằng cách tự nhủ rằng mình không có năng lực. Nếu cô không dẹp bỏ những ảo giác nguy hiểm này thì sớm muộn gì thành công của cô sẽ bị hủy hoại và những lo lắng kia sẽ trở thành hiện thực. May mắn thay, Marcy đủ

khả năng để tách mình ra khỏi tiếng nói chống đối kia và nhận ra rằng nó chỉ là một phần trong con người cô. Cô lắng nghe những mối bận tâm của nó để nó cảm thấy được quan tâm và có thể thư giãn. Giờ đây, Marcy vẫn giữ vững vị trí nhân viên môi giới bất động sản hàng đầu trong khu vực.

Những người thiếu tự tin luôn có cảm giác thiếu hụt trong cuộc sống. Bởi họ tin rằng họ

chẳng bao giờ gặt hái được thành công và đạt đến được sự hoàn hảo thật sự nên họ luôn cảm thấy không vui và ra sức làm việc để bác bỏ những ý nghĩ tiêu cực về bản thân. Họ

thường hay bẻ cong những phản hồi tích cực từ sếp hay từ người bạn đời sao cho tương thích với lăng kính ảo giác mà họ đang mang, biến chúng trở thành những phản hồi tiêu cực.

Julie được thăng chức, nhưng vị trí mới không đủ cao so với thang bậc địa vị trong công ty. Steve nhận danh hiệu nhân viên bán hàng xuất sắc trong tháng, nhưng anh không phá được kỷ lục về doanh số. Phyllis đạt loại A trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, nhưng cô lại thất vọng vì nó không phải là điểm A+. Cả ba người này đều nhìn nhận bản thân như kẻ thất bại, trong khi hầu hết mọi người đều cho rằng họ rất thành công.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)