CHƯƠNG 7 ỨNG XỬ HÀI HÒA

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 70 - 72)

Nhượng bộ trước những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình và tận dụng chúng một cách tốt nhất.

- Bryan Robinson Uốn mình theo những khúc quanh của cuộc đời

Cọ nhiệt đới là loài cây kiên cường. Chúng tồn tại không phải vì có thể chống chọi được với những cơn bão ở vùng nhiệt đới mà bởi đủ dẻo dai để uốn mình theo chiều gió. Rất ít người trong chúng ta có được tính mềm dẻo như loài cây kỳ lạ này bởi chúng ta đã trở nên cứng nhắc khi sống trong những khuôn khổ nhất định. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng buộc phải học cách uốn mình khi bão tố của cuộc đời ập đến, bởi nếu không, ta sẽ bị vỡ vụn.

Emily Perl Kingsley đã viết về cách cô chào đón cậu con trai bị hội chứng Down của mình như sau:

Mọi người thường yêu cầu tôi nói về những kinh nghiệm trong việc nuôi nấng đứa con tật nguyền của mình để giúp họ hiểu hơn về cảm giác khi trải qua hoàn cảnh ấy. Nó như thế này …

Khi bạn sắp có con, bạn sẽ có cảm giác như khi mình lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ

tuyệt diệu đến nước Ý vậy. Bạn mua hàng tá sách hướng dẫn và lên những kế hoạch tuyệt vời khi khám phá nước Ý: đại hí trường La Mã, tượng David của Michelangelo(1), những chiếc thuyền đáy bằng ở thành Venice. Bạn còn học thêm một vài cụm từ tiếng Ý hữu dụng. Tất cả đều thật hào hứng.

Sau nhiều tháng háo hức mong chờ thì cuối cùng, cái ngày mong ước ấy cũng đến. Bạn thu dọn hành lý và lên đường. Sau một vài giờ bay thì máy bay hạ cánh. Nữ tiếp viên hàng không thông báo: “Chào mừng quý khách đã đến Hà Lan”.

Bạn giật nảy người: “Hà Lan ư? Sao lại là Hà Lan? Tôi đã đăng ký đi Ý. Lẽ ra tôi phải đang ở đó chứ. Cả đời tôi đã luôn mơ ước được đến nước Ý”.

Thế nhưng, lịch trình bay đã có sự thay đổi. Họ đã hạ cánh ở Hà Lan và bạn buộc lòng phải ở đấy.

Điều may mắn là họ đã không đưa bạn đến một nơi kinh khủng, bẩn thỉu, đầy thú dữ, đói kém và bệnh tật. Đó chỉ là một nơi khác thôi.

Vì thế, bạn phải đi mua những cuốn sách hướng dẫn mới và phải học một ngôn ngữ

hoàn toàn mới. Rồi bạn sẽ gặp những người hoàn toàn xa lạ mà lẽ ra bạn chẳng bao giờ gặp.

Đó chỉ là một nơi khác thôi. Nhịp sống ở đó chậm rãi hơn, không hào nhoáng bằng nước Ý. Nhưng khi ở đó một lúc và đã lấy lại hơi thở bình thường, bạn đưa mắt nhìn quanh và bắt đầu nhận ra rằng Hà Lan có những chiếc cối xay gió, hoa tulíp và có cả

Rembrandts(2).

Nhưng tất cả mọi người bạn biết đều bận rộn ra đi và trở về từ Ý. Họ khoe về quãng thời gian tuyệt vời ở đó. Và rồi trong suốt phần đời còn lại của mình, bạn luôn tự nhủ:

“Đáng ra đó là nơi mà mình đã đến. Đó là nơi mình đã lên kế hoạch”.

Và nỗi đau ấy sẽ chẳng bao giờ mất đi… bởi vì đánh mất giấc mơ đó là một mất mát to lớn vô cùng.

Nhưng nếu bạn dành cả đời để than khóc về việc mình đã không đến được nước Ý, bạn sẽ không bao giờ có thể tận hưởng những thứ rất đặc biệt ở Hà Lan.

Khi lên kế hoạch đến Ý, hầu hết chúng ta, ở một vài điểm nào đấy, lại nhận ra mình đang ở Hà Lan, bởi cuộc đời thường ném cho chúng ta một quả bóng bay theo đường vòng. Quả bóng này có thể đến dưới hình thức của những điều bất hạnh, chẳng hạn như sự qua đời của người thân, hôn nhân tan vỡ, bị mất việc bất thình lình, mắc phải bệnh hiểm nghèo, nhà cửa bị tàn phá bởi thiên tai... và còn rất nhiều ví dụ khác.

Cái chính yếu ở đây là chúng ta phải để cái tôi tự tin dẫn dắt ta trong cuộc hành trình không mong đợi này, để ta có thể thích nghi được với bất cứ nơi nào. Trong một cuộc trò chuyện với Barbara Walters(3), Elizabeth Taylor(4) nói rằng bà đã bật cười khi bác sĩ bảo rằng bà có một khối u trong não. Walters hết sức kinh ngạc trước thông tin này, còn Taylor thì hỏi ngược lại một cách khôn ngoan rằng: “Chứ nếu không thì chị sẽ làm gì?”.

Nhà tâm linh học Anthony de Mello đã nói rằng chính sự phụ thuộc quá nhiều của chúng ta vào các tác nhân bên ngoài đã khiến ta phải chịu đựng một cuộc đời đầy thất vọng, lo âu, phiền muộn và căng thẳng:

“Một khi bạn bị cảm giác lệ thuộc khống chế thì bạn sẽ bắt đầu đấu tranh cật lực, từng giây từng phút để sắp xếp lại thế giới xung quanh mình nhằm đạt được cũng như duy trì được những mục tiêu mà bạn bị lệ thuộc vào. Việc làm này khiến bạn kiệt sức, chẳng còn năng lượng để thật sự sống và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Nó cũng là một nhiệm vụ bất khả thi trong thế giới luôn thay đổi mà bạn không thể nào khống chế được.”

Chúng ta đã dành rất nhiều năng lượng để giận dữ về những việc nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình, thay vì chấp nhận và tận dụng chúng một cách tốt nhất. Khi cuộc đời

quẳng cho ta một quả bóng bay vòng thì đấy chính là cơ hội để ta uốn người bắt lấy. Thay vì cưỡng lại những thay đổi không mong muốn (việc mà bản ngã thường muốn giúp ta thực hiện nhằm bảo vệ ta), hãy để cái tôi tự tin dẫn dắt cuộc sống của bạn để có thể đối mặt với những thử thách, tìm kiếm ý nghĩa, mục đích và học hỏi từ chúng, bất luận chúng có làm ta đau đớn như thế nào đi nữa.

Các nhà trị liệu thường nói rằng: “Ta càng cưỡng lại điều gì thì ta lại càng muốn thực

hiện nó”. Một câu nói dân dã hơn mà tôi học được ở miền Nam là: “Khi bị gấu đuổi và

phải trèo lên cây, hãy tận hưởng phong cảnh”. Hãy tự hỏi có phải bạn đang cưỡng lại một sự kiện không mong đợi trong đời nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn không. Sau đó, hãy quyết định xem liệu bạn có thể làm gì để nương theo hoàn cảnh. Khổng Tử từng nói: “Thân

cỏ phải uốn mình khi gió thổi đến”. Bạn có thể kháng cự và bị vỡ vụn, hoặc có thể uốn mình như ngọn cỏ. Bí quyết sống hài hòa - khả năng nhượng bộ trước những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình và tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất - là tiêu chuẩn của cuộc sống tự tin.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)