Những nhận thức khiến bạn cảm thấy bất an

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 33 - 36)

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình thường gặp rắc rối khi có bất đồng với người khác? Có bao giờ bạn băn khoăn tại sao mình giận dữ quát tháo người bạn đời hoặc đồng nghiệp vì những phát ngôn hay hành động của họ để rồi ngay sau đấy, bạn lại cảm thấy vô cùng hối hận vì đã làm tổn thương họ?

Một số nghiên cứu đã giải thích lý do tại sao nhiều người trong chúng ta không thể

kiểm soát được phản ứng châm ngòi xung đột của mình. Các phản ứng cảm xúc được hình thành từ một “limbic system” (hệ thống gồm nhiều vùng có chức năng chi phối cảm xúc và một số nhu cầu cơ bản của con người), còn gọi là “hệ thần kinh cảm xúc”. Khi vùng não bộ

này nhận ra các tình huống đe dọa về mặt cảm xúc, chúng ta sẽ có phản xạ “đối đầu hoặc từ

bỏ”. Từ bên trong, cơ thể ta tiết ra chất adrenaline và nhịp tim, huyết áp, nhịp thở đều tăng vọt, trong khi bề ngoài ta có thể nổi đóa lên, chết lặng trong sợ hãi hoặc bỏ chạy mất tăm.

Hệ thần kinh cảm xúc của chúng ta, hay còn gọi là “bộ não cũ”, là một phần của não bộ, nơi lưu trữ những tổn thương trong quá khứ. Những sự kiện diễn ra trong hiện tại có thể

dẫn bạn đến các thương tổn xưa, khơi gợi những ký ức một thời làm bạn giận dữ hay sợ hãi. Hạch hạnh nhân, một bộ phận nhỏ của não bộ có hình dáng trông như quả hạnh, được cho là nơi lưu giữ những xúc cảm ban sơ có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ. Các tình huống hiện tại diễn ra tương tự như những tình huống trước đã được bộ não cũ lưu giữ lại sẽ kích thích hạch hạnh nhân này và khiến chúng ta chuyển sang trạng thái phòng vệ.

Để giải thích cách ảo giác trở thành phương tiện học hỏi khi được kích hoạt thông qua những tương tác ở hiện tại nếu chúng ta sẵn lòng lùi lại và tách mình ra khỏi chúng, Gary Zukav(4) đã viết:

“Mỗi tương tác đối với cá nhân là một phần của quá trình học tập cách ứng xử liên tục. Khi bạn giao tiếp với ai đó, ảo giác là một phần của cách ứng xử này. Ảo giác này cho phép tâm hồn cảm thụ điều mà nó cần hiểu để chữa lành các vết thương. Nó tạo ra những tình huống cần thiết (như trong một vở kịch) để mang đến đầy đủ các mặt cần được chữa trị của mỗi tâm hồn”.

Điều này được minh họa qua câu chuyện của Mark. Anh đã dành cả ngày để dọn dẹp nhà cửa nhằm tạo sự bất ngờ cho vợ. Nhưng khi về nhà, vợ anh chỉ vào một đốm bụi ở góc phòng, rồi với vẻ định giúp đỡ chồng, cô bảo: “Ồ, anh yêu, anh bỏ sót một chỗ bẩn ở kia

kìa”. Mark lập tức nổi cơn thịnh nộ. Anh buộc tội cô đã không ghi nhận sự cố gắng của anh và quát tháo rằng chẳng có gì làm cô vừa lòng cả.

Cuối cùng, bằng cách nhận thức về cơn nóng giận của mình, Mark cũng hiểu ra rằng anh đã tạo nên ảo giác về bản thân, nhìn nhận mình như một người kém cỏi và điều này đã trở thành nguyên nhân gây ra cơn thịnh nộ của anh. Bị ảo giác này chi phối nên cứ mỗi khi có ai đó (vợ, cấp trên, đồng nghiệp hay bạn bè) nhận xét về mình là bộ não của Mark lập tức biến những trải nghiệm cảm xúc mới thành những ký ức cảm xúc cũ và khiến anh có phản ứng thái quá. Kho dữ liệu trong bộ não cũ của anh đã nhanh chóng nhắc nhở anh nhớ về những thất bại trong thời niên thiếu khi anh lớn lên trong sự chê bai, chỉ trích của cha mẹ. Thế là niềm tin rằng mình chẳng bao giờ làm được việc gì đúng đắn trong anh lại càng được củng cố. Nhưng Mark dần nhận ra rằng nếu cảm giác này xuất hiện trong hầu hết các mối quan hệ của anh thì hẳn vấn đề không phải là do người khác mà là do chính anh. Sự thức tỉnh này đã trở thành chìa khóa giúp anh thay đổi cách nhìn lệch lạc của

mình và hàn gắn những vết rạn trong tâm hồn.

Nếu chúng ta nghĩ về bản thân hoặc về những tình huống nhất định nào đó một cách cứng nhắc - rằng mình chẳng có giá trị gì hay đang ở trong tình thế nguy hiểm - thì ta sẽ

mang theo lối suy nghĩ ấy vào trong cuộc sống hằng ngày của mình và xem chúng là sự

thật. Một cách vô ý thức, chúng ta đã chồng chất những ảo giác này lên hoàn cảnh hiện tại. Richard Schwartz đã giải thích sự trái ngược giữa những người tự tin và những người thiếu tự tin như sau:

“Lý do giúp những người tự tin có thể giữ được bình tĩnh và đầu óc sáng suốt khi đương đầu với cơn nóng giận là họ tin tưởng rằng dẫu họ có bị xúc phạm đến mức nào chăng nữa thì những lời đó không phải là con người thật của họ và họ cũng chẳng bị tổn thương vì nó mãi mãi. Chúng ta phòng vệ không phải vì có ai đó đang tấn công ta, mà bởi sự tấn công đang khiêu khích cái phần hay phê phán trong ta - cái phần sẽ kích hoạt cảm giác thấy mình không có giá trị và cảm giác sợ hãi đã tích tụ trong ta từ thời thơ ấu. Bất cứ sự khinh khi nào ta phải nhận lãnh trong hiện tại cũng đều khơi mào cho những tổn thương tương tự trong quá khứ của ta trở về trong tâm trí. Chúng ta không sợ hãi những sự kiện nhất thời mà sợ phải chịu đựng những dư âm của nó. Chúng ta sợ hãi những sự việc góp phần củng cố những suy nghĩ tệ hại nhất của ta về bản thân mình”.

Giả sử bạn từng trải qua hai cuộc tình tan vỡ và hết sức đau lòng vì nó. Rất có khả năng bạn sẽ tiếp nhận mối tình thứ ba trong nỗi lo sợ rằng cuộc tình mới rồi cũng sẽ lại làm mình tan nát cõi lòng. Có thể là một nét tính cách nào đấy ở người yêu mới sẽ gợi cho bạn nhớ về những người đã từng làm bạn tổn thương. Bạn sẽ tỏ ra giận dữ hoặc thường chỉ trích những người có nét tính cách như thế, cứ như thể họ chính là người đã từng làm tổn

thương bạn vậy. Những ảo giác về mặt cảm xúc này sẽ ngăn cản bạn kết nối với mọi người xung quanh.

Jamey là một trường hợp điển hình như thế. Một trong những điều khiến Jamey cảm thấy bất an là có người đã từng thất hứa với cô. Jamey lên kế hoạch đi ăn tối với cô bạn Edie của cô từ trước đó một tháng. Hai ngày trước cuộc hẹn, Jamey gọi điện cho Edie để

xác nhận lại lần nữa thì Edie bảo rằng cô quên đánh dấu vào lịch của mình nên đã trót hẹn đi xem phim với một vài người bạn khác vào đúng hôm đó. Dù Edie tỏ ra rất hối hận

nhưng Jamey vẫn phản ứng hết sức dữ dội với ý nghĩ: “Tôi chẳng tin cô là người biết giữ lời

hứa. Hẳn tôi là người chẳng quan trọng gì trong mắt cô”. Dù Edie có phân trần bằng lý do gì chăng nữa thì Jamey vẫn không thay đổi suy nghĩ của mình bởi nó đến từ bản ngã đầy ảo giác của cô. Tình huống này đã khơi gợi lại trong lòng Jamey ký ức về việc cô bị người cha nghiện rượu bỏ rơi lúc ấu thơ. Ngày đó, cha Jamey có thói quen dẫn cô đi xem phim rồi bỏ

cô ở rạp mà chẳng bao giờ nhớ quay lại đón.

Khi lên tám, Jamey tự rút ra bài học kinh nghiệm là đừng bao giờ tin tưởng rằng người lớn sẽ giữ lời bởi họ luôn thất hứa hết lần này đến lần khác. Và cô cứ giữ lấy ảo giác ấy trong hầu hết mối quan hệ với những người trưởng thành. Ảo giác này đã khiến cô luôn

cảm thấy bị bạn bè và những người thân yêu bỏ rơi. Rất may là cuối cùng, Jamey cũng đã nhận ra rằng cô không nên để những cảm nhận cũ xen vào các mối quan hệ mới của mình. Cô đã nhận ra được khi nào thì cảm xúc cũ (những ảo giác) len lỏi vào các mối quan hệ

mới để rồi tách mình ra khỏi chúng và tạo dựng một mối quan hệ thấu hiểu với chúng.

Bạn có thể định hình lại những nhận định cũ của mình bằng cách chú tâm vào thời điểm chúng xuất hiện và ngăn cản bạn cảm nhận sự việc trong hiện tại như bản chất vốn có. Việc bạn cần làm là hãy ghi nhận những người, những việc khiến bạn thấy bất an. Thay vì phản ứng một cách máy móc, hãy tự hỏi rằng những cảm xúc hay kinh nghiệm cũ nào đang chi phối bạn. Khi đó, bạn sẽ nhận ra rằng chính những cảm nhận từ nội tâm (một phần của bản ngã) đã làm cho bạn thấy bất an, chứ không phải là do con người hay hoàn cảnh hiện tại. Việc này sẽ cho phép bạn nhìn nhận tình thế hiện tại rõ ràng hơn, tránh được những rắc rối không đáng có.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)