CHƯƠNG 9 NGUYÊN LÝ KHOẢNG CHÂN KHÔNG

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 93 - 95)

KHÔNG

Khi bạn loại ra khỏi cuộc sống của mình những điều mình không muốn thì có nghĩa là bạn đã tự tạo ra khoảng trống cho những gì mình thật sự mong muốn tràn vào.

- Catherine Ponder Khư khư giữ những điều đã cũ

Cảm thông với hoàn cảnh cô độc của người bạn thân nhất, Jenny đã mời cô ấy đến sống cùng gia đình mình. Trong suốt một năm trời sau đó, Jenny vẫn tận tụy với gia đình, đảm đương công việc nội trợ, luôn là người vợ đảm đang, người mẹ chu đáo chăm lo cho hai đứa con nhỏ. Cô rất vui khi người bạn thân của mình giờ đã trở thành một thành viên trong gia đình. Thế nhưng lòng tốt của cô đã trở thành một kinh nghiệm đắng cay khi Jenny phát hiện ra người bạn thân và chồng cô đã nảy sinh quan hệ bí mật. Một thời gian sau, họ đã dọn đi nơi khác và kết hôn với nhau, bỏ lại Jenny với sự trống rỗng mà sau đấy nhanh chóng được khỏa lấp bởi nỗi đắng cay và oán hận đối với hai con người đã từng là những người thân thiết nhất của cô.

Trong suốt ba năm sau đó, Jenny vẫn sống trong những cảm xúc tiêu cực ấy; và dường như chính điều này đã gây cho cô nhiều đau đớn hơn là sự tổn thương mà hai người kia đã để lại trong lòng cô. Người chồng của cô và cô bạn thân đã bắt đầu cuộc sống hạnh phúc ở

một thành phố khác và chẳng hề quan tâm hay bị ảnh hưởng gì từ cơn thịnh nộ bị dồn nén của Jenny, nhưng Jenny thì khổ sở vô cùng. Cô đã phải chịu đựng những tổn hại cả về mặt tình cảm lẫn thể chất do giữ những cảm xúc bị dồn nén suốt mấy năm trời. Cô sụt cân

nghiêm trọng, thường không bao giờ an giấc, làm việc kém hiệu quả và cô bắt đầu phải nhờ

đến tác dụng của thuốc an thần. Jenny tự cho rằng, khi cô không còn giữ được người chồng thì ít ra cô cũng được được bù đắp lại bằng những cơn giận dữ và sự cay đắng - chúng giúp cô cầm cự. Cô nghĩ nếu từ bỏ luôn cả chúng thì cô sẽ chẳng còn gì cả.

Đôi khi, chúng ta quen thuộc với việc khư khư giữ lấy những thứ mình muốn hơn là việc cho qua chúng. Cách sống ấy dạy ta thích sở hữu hơn là cho đi, không chỉ vật chất mà cả với cảm xúc của mình. Chúng ta cho rằng nếu ta có được thứ gì đấy trong tay thì ta đã chiến thắng. Ngược lại, nếu ta từ bỏ nghĩa là ta đã thua. Vì thế, ta thường có khuynh hướng muốn sở hữu, tích lũy, níu giữ và nhận lấy hơn là từ bỏ và cho qua. Theo cách nói của

David Richo(1) thì: “Bản ngã thích chiếm đoạt và níu giữ, nhưng bằng cách đó nó chỉ tìm

thấy được nỗi băn khoăn và thất vọng. Chúng ta buông bỏ để được hạnh phúc. Đó không phải là mất mát, mà chính là sự giải thoát”.

Chẳng hạn, việc cố giữ lấy một khoản tiền dành dụm thường khiến ta cảm thấy mình rơi vào cảnh khốn khó hơn vì bị nó phong tỏa. Nhưng nếu biết sử dụng nó một cách khôn ngoan và đóng góp cho những mục đích xứng đáng sẽ tạo khoảng không mở đường để tiền tài chảy ngược trở vào. Khi những điều tốt đẹp đến với ta, có những điều ta cần biết phải buông bỏ để chúng có thể tiếp tục đến. Việc buông bỏ sẽ duy trì một khoảng không sẵn có để nhiều điều tốt đẹp khác có thể đến. Chúng ta không thể giàu có hơn nếu chỉ biết tích cóp mọi thứ và ta cũng không thể hạnh phúc nếu lưu trữ mọi trạng thái cảm xúc như thể ta đang cố nhốt một con thú vào lồng. Đặc điểm của sự tích lũy, chiếm hữu và ích kỷ sẽ ngăn trở các con đường tiếp nhận. Hay nói cách khác, một bàn tay nắm chặt lại không thể nào nhận được món quà. Đó chính là ý nghĩa của quy luật: “Đi cùng dòng chảy”, nghĩa là hòa mình cùng dòng năng lượng đang lưu chuyển quanh ta và lèo lái những ngọn sóng ấy theo hướng mà nó đang di chuyển.

Theo bí quyết khoảng chân không, để tạo ra khoảng trống cho những điều tốt đẹp tràn vào cuộc sống của mình, tự bản thân mỗi người phải loại bỏ những gì đang tồn đọng trong đó. Bí quyết “khoảng trống” này vận hành cả trong giới hạn thế giới nội tâm lẫn cuộc sống bên ngoài của ta. Theo quy luật tự nhiên, khoảng chân không sẽ nhanh chóng được khỏa đầy, trên cả phương diện vật chất lẫn tình cảm.

Khi bạn tạo ra một khoảng không bằng cách loại bỏ những thứ đã hư hại hoặc quá cũ kỹ, bạn đã tạo ra chỗ trống để thay thế nó bằng một thứ tốt hơn. Nó cũng giống như việc bạn muốn có tiền để mua quần áo mới, nhưng các ngăn tủ của bạn đã đầy cứng quần áo cũ. Khoản tiền ấy sẽ chẳng xuất hiện cho đến khi bạn dọn hết chỗ quần áo đã sờn cũ và chẳng còn vừa vặn nữa ấy. Khi đó, bạn đã tạo ra một khoảng không cần thiết và mở đường cho những điều bạn mong muốn đến với mình.

Khi bạn trút bỏ những ý nghĩ và cảm giác ngăn trở lòng tự tin, tức là bạn đang tạo ra khoảng không cho một cuộc sống tự tin hơn. Điều đó rất gần với việc bạn đang muốn có một cuộc sống hạnh phúc hơn, nhưng bản ngã đầy bảo thủ của bạn lại ra sức quấy phá với thái độ tiêu cực, không muốn bạn đạt được điều đó. Lúc này, bạn phải chủ động tách mình ra khỏi những ý nghĩ quấy phá ấy và chú tâm quan sát chúng. Khi ấy, bạn sẽ tạo ra khoảng không cho cái tôi tự tin của bạn trỗi dậy nắm quyền. Nguyên lý khoảng chân không đòi hỏi bạn phải đạt được sự thấu hiểu những thứ đã cũ kỹ, quen thuộc, những sự vật, con người và thái độ mà bạn có thể từ bỏ được, hoặc không còn sợ hãi. Những phần đeo bám ấy thường hoạt động trên nỗi sợ hãi. Vậy nên việc bạn tỏ ra quan tâm đến chúng có thể giúp chúng thư giãn, để rồi tạo ra khoảng trống nội tại hay khoảng chân không. Một khi đã làm được điều đó, bạn sẽ tạo ra một dòng chảy thông thoáng của sự thấu suốt, thanh thản và tự tin lấp đầy cuộc sống của mình.

hàng xóm nhạo báng bạn vì một lỗi lầm ngây ngô, một người thân làm bạn bẽ mặt trước mặt các thành viên khác trong gia đình… Bạn có thể vẫn còn cảm thấy nhức nhối về những điều này. Ký ức vẫn còn mới nguyên như ngày hôm qua, nỗi đau quá nặng nề khiến bạn chưa thanh thản. Bạn nghĩ rằng, việc bám víu lấy cảm giác oán hận có vẻ là một cách tự

nhiên để trừng phạt những kẻ đã gây ra vết thương lòng cho bạn. Ý nghĩ buông bỏ sự oán giận nằm ngoài điều được bàn đến ở đây. Bạn cho rằng việc từ bỏ sự thù hằn và oán hận đồng nghĩa với việc chịu nhân nhượng và bỏ qua sự trả đũa. Bạn sẽ cảm thấy bất mãn: “Tại

sao Jenny lại phải tha thứ cho chồng và cô bạn kia? Họ đã gây tổn thương cho cô ấy cơ mà”. Vâng, lập luận này là hoàn toàn đúng nhưng việc giữ lấy lòng thù hận sẽ khiến cho tình cảnh đau đớn ấy trở thành tâm điểm trong cuộc sống hằng ngày của Jenny và khiến cô

ấy như bị cầm tù về mặt tình cảm.

Việc ôm giữ lấy lòng thù hận tiêu hao rất nhiều năng lượng cảm xúc, trong khi nguồn năng lượng này có thể được sử dụng theo những hướng tích cực hơn để mang lại nhiều lợi ích hơn. Có một câu danh ngôn xưa đại ý rằng, những người làm bạn giận dữ sẽ chế ngự

bạn. Việc mang nặng lòng oán hận chỉ làm tổn thương bạn, khiến bạn buồn bã và có khi suy sụp thật sự. Vì vậy việc giải tỏa nỗi oán giận là vì quyền lợi của Jenny, chứ không phải vì chồng của cô hay người bạn gái nọ. Đó là hành động yêu thương mà cô nên dành cho chính bản thân mình.

Bác sĩ kiêm tác gia Bernie Siegel(2) đã nói rằng chúng ta dồn nén những tháng ngày thơ ấu trong thân thể mình và thế là khi trưởng thành, cơ thể ta sẽ phải trả giá cho điều đó. Việc nuôi dưỡng sự giận dữ và lòng thù hận có thể gây ra các phản ứng hóa học trong cơ

thể ta. Những cảm xúc tiêu cực sẽ chuyển thành các phản ứng hóa học có hại và được biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng những căn bệnh trầm trọng. Nếu chúng ta không giải tỏa những suy nghĩ và cảm xúc độc hại ấy, chúng có thể sinh ra bệnh tật và trong một số

trường hợp, chúng có thể hủy hoại ta. Nếu ta cứ tiếp tục lờ đi những nhu cầu của bản thân, cơ thể ta sẽ nhận được thông điệp về sự thiếu quan tâm của ta đến bản thân mình; và chúng sẽ bỏ mặc để ta chết nhanh hơn.

Bạn không cần phải là một nhà khoa học để biết rằng những cơn đau đầu, đau nhức cơ

thể, tim đập nhanh, nôn mửa và các triệu chứng khác thường có nguyên nhân từ sự thiếu quan tâm đến bản thân mình. Nếu chúng ta không biết bỏ qua những điều không còn tốt đẹp nữa thì chúng dần trở nên tồi tệ hơn và sẽ gây ra cho ta những tổn thương lớn về thể

chất cũng như tinh thần.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)