Chờ đến khi chiếc rìu bổ xuống

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 89 - 90)

Kimberly thường gặp rắc rối vào những ngày cuối tuần và ngày lễ. Việc thức dậy với cảm giác rỗi rãi khiến cô cảm thấy bất an. Suốt những giờ nhàn rỗi ấy, cô cảm thấy bồn chồn không yên. Cô cho rằng nếu không cảnh giác thì có thể những điều cô đang lo lắng sẽ xảy đến và khiến cô bị tổn thương. Thế nên cô đã luôn ở trong tình trạng cảnh giác cao độ với những điều không mong muốn, thậm chí ngay cả khi mọi việc đều ổn thỏa. Cô lấp đầy khoảng thời gian rỗi rãi vào những ngày cuối tuần bằng lịch làm việc kín mít để có được cảm giác an toàn hơn. Mặc dù việc này có vẻ giúp cô làm dịu được nỗi lo lắng nhưng nó lại cướp đi của cô tính linh động và những giờ phút thư thái để tận hưởng cuộc sống.

Bạn có lo sợ vì những việc đã xảy ra? Bạn có khư khư giữ lấy hình ảnh của những nỗi sợ

hãi cũ - cảm giác cồn cào trong dạ, gánh nặng trên vai và câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu

…?” ở trong đầu? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không được thăng chức? Nếu họ không thích

tôi thì sao?

Tôi không cần phải nói với bạn về tác hại của những ý nghĩ vô căn cứ ấy đối với cuộc sống của bạn, khiến bạn mắc kẹt trong quá khứ và tương lai ra sao. Cái tương lai ảm đạm do trí óc bạn tạo ra khiến bạn đánh mất những phút giây hiện tại. Mặc dù sự lo lắng có thiện chí nhưng có thể nó giống như những bóng ma ám ảnh bạn không ngừng, khiến cho quá khứ tái diễn trong hiện tại. Liệu tôi có đạt được chỉ tiêu của mình? Liệu năm tới tôi có

việc làm hay không? Liệu tôi có còn hấp dẫn? Liệu hôn nhân của tôi có kéo dài?

Sự lo lắng (một phần của bản ngã) luôn đi trước bạn như một hướng đạo sinh, cảnh báo bạn về những tình huống đầy thử thách mà bạn có thể sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên, về bản chất, nó giống như một kẻ lén lút, ẩn nấp đâu đó phía sau bạn khi bạn có một ngày làm việc căng thẳng hoặc vừa tranh cãi với ai đó. Giống như những phần bản ngã có chức năng bảo vệ bản thân ta, sự lo lắng là một lời nhắc nhở liên tục để ta nhớ rằng mình không có

thời gian vô hạn để hoàn thành sứ mạng của mình. Khi sự lo lắng dẫn dắt bạn, cái neo của nó có thể nhấn chìm và đánh gục bạn nếu bạn cứ khư khư ôm lấy những phiền muộn trong quá khứ, trong hiện tại và cả những điều mà bạn nghĩ sẽ xảy đến trong tương lai. Khi nỗi lo lắng của bạn biến thành câu hỏi: “Điều gì xảy ra nếu …?” thì chúng sẽ lan rộng ra và những ý nghĩ của bạn về chúng sẽ bị bóp méo. Khi ấy, bạn nghĩ mình đang phải đối phó với một rắc rối rất lớn, chứ không nhìn nhận nó theo đúng bản chất.

Đôi khi, sự lo lắng xuất hiện trong lúc mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp và khiến bạn tự nhủ

rằng làm gì có chuyện hoàn hảo như thế. Thay vì nắm bắt sự êm ả ấy, tâm trí bạn lại chạy theo những điều tồi tệ nhất. Khi nỗi lo lắng chiếm giữ tâm trí của bạn, cả lúc bình yên lẫn khi gặp rắc rối, nghĩa là khi đó, bạn đang có cuộc sống lo lắng không ngừng. Và điều đó sẽ

cướp đi của bạn sự tự tin và hạnh phúc mà cuộc đời ban tặng.

Dù không cố ý nhưng sự lo lắng sẽảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, đặt bạn vào tình thế “chiến đấu hay bỏ chạy” – một tình thế khẩn cấp mà cơ thể bạn tiết ra adrenaline, dẫn đến sự bào mòn sức khỏe, tựa như bạn phải chịu đựng một trải nghiệm kinh hãi thật sự

vậy. Hậu quả của việc này là bạn sẽ bị kiệt quệ về mặt tình cảm, suy sụp và đau ốm.

Bạn có đang chờ đợi chiếc rìu bổ xuống hay có đang lo lắng rằng một việc tồi tệ sắp xảy ra mặc dù chẳng có lý do gì để phải tỏ ra như thế? Nếu có thì bạn hãy bắt đầu với sự hiếu kỳ để xem liệu mình có thể hiểu rõ hơn về phần kích động ấy hay không. Hãy tự nhắc nhở

rằng nỗi lo lắng chỉ là ý nghĩ vô căn cứ đang cố thuyết phục bạn tin vào nó đồng thời chỉ là một sự kích động của các khớp nối thần kinh trong não. Khi bạn tách mình ra khỏi nỗi lo lắng, hãy xem thử liệu bạn có thể hiểu được nguồn gốc của nó cũng như tại sao nó lại quá kích động như thế hay không. Hãy xem thử liệu bạn có thể cảm kích trước sự bảo vệ mà nó dành cho bạn hay không. Một khi đã hiểu được mục đích tốt đẹp của nó, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy trân trọng công sức khó nhọc của nó hơn. Hãy cố gắng tạo mối quan hệ tốt với phần lo lắng trong con người mình bằng cách để cho nó cảm nhận được sự tồn tại của cái tôi tự tin của bạn. Hãy mang đến cho nó sự an ủi để nó không cảm thấy đơn độc đồng thời xét xem liệu nó có chịu thư giãn hay không. Bạn có thể sử dụng bí quyết này để đối phó với bất kỳ phần bản ngã mạnh mẽ nào đang chiếm giữ cuộc đời bạn và che khuất cái tôi tự tin của bạn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)