Chào đón mọi phần của con người mình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 50 - 52)

Khi một phần của bản ngã xuất hiện trong ta thường sẽ kéo theo sự kích động của một phần khác. Chẳng hạn, nếu tôi có ý định đề nghị sếp tăng lương thì sự căng thẳng sẽ xuất hiện từ trong nội tâm tôi và bảo rằng: “Tôi hồi hộp quá!”. Sau đó, nó có thể kích động phần khác, có thể là sự phán xét. Khi ấy, sự phán xét có thể lại lên tiếng rằng: “Đừng hèn nhát

như thế nữa!”. Hoặc cũng có thể nó kích động sự tuyệt vọng, hay giận dữ để rồi chúng bật lên tiếng nói rằng: “Mày đã trì hoãn việc này lâu lắm rồi đấy!”.

Bản ngã của chúng ta ra sức bảo vệ ta theo cách riêng của nó, cũng giống như phản xạ

chớp mắt bảo vệ mắt ta khỏi những vật thể lạ có thể bay vào. Trong ví dụ tôi vừa nêu, có thể

sự căng thẳng đang cố cảnh báo tôi rằng có mối hiểm nguy đang tiềm ẩn ở đâu đó. Sự phán xét thì đang cố mang đến cho tôi lòng can đảm để tôi hết hồi hộp; còn sự thất vọng và giận dữ thì tạo động lực để tôi thực hiện đề nghị tăng lương của mình. Giữa chúng diễn ra một cuộc đấu tranh bởi tất cả đều muốn góp tiếng nói trong việc giải quyết vấn đề tiến thoái lưỡng nan của tôi.

Bí quyết sống lạc quan bao gồm việc tìm kiếm mục đích sâu xa của bản ngã trong khi ghi nhớ rằng chẳng có phần nào là xấu cả. Khi bạn hiểu được mục đích tốt đẹp của những phần xuất hiện trong nội tâm của mình, nghĩa là khi ấy, bạn đã thực hiện được bí quyết sống lạc quan. Hãy cố gắng chào đón tất cả các phần trong con người mình và lắng nghe quan điểm của chúng. Hãy thử xem liệu bạn có thể lắng nghe chúng như thể chúng là những cá nhân riêng lẻ bên trong con người bạn hay không. Càng ngày bạn sẽ càng cảm nhận được rõ hơn rằng những phần trong con người mình đều đang lên tiếng; rằng chính cái tôi tự tin đang lắng nghe và sẽ quyết định việc xin tăng lương, cũng như đảm bảo rằng mọi nhu cầu của bạn đều được đáp ứng.

Một đồng nghiệp của tôi rất thích khí hậu ấm áp và những ngày dài của mùa hè, đồng thời rất ghét không khí lạnh lẽo và những ngày ngắn ngủi của mùa đông. Trong ngày tháng Sáu dài nhất trong năm, tôi nói với cô ấy:

- Chắc chị rất thích ngày hôm nay phải không?

Và cô ấy trả lời rằng:

- Không, tôi đang buồn lắm, vì ngày mai thời gian ban ngày lại bắt đầu ngắn đi.

Tôi hoàn toàn bất ngờ trước câu trả lời này. Cô ấy đã luôn trông chờ thời gian này suốt cả năm trời. Giờ thì nó đã đến. Thế nhưng, cô ấy đã không thể tận hưởng nó một cách trọn vẹn bởi cô nghĩ tới những ngày ngắn ngủi của mùa đông đang đến gần. Khi tôi nói với cô ấy điều ấy, cô thậm chí chẳng nhận ra rằng bản ngã của mình đã giành lấy vị trí chủ đạo trong nội tâm cô. Nhưng rồi cô đã nhận ra được điều đó, cảm ơn vì sự bảo vệ mà bản ngã đã dành

cho cô và yêu cầu nó lùi lại. Điều này đã giúp cô có được thái độ tích cực hơn. Nói cách khác, cái tôi tự tin của cô đã quay trở về vị trí lãnh đạo.

Thật ra, sự bi quan chính là một dạng của cách tư duy cứng nhắc. Bạn là người bi quan đến mức nào? Bài tập ở trang sau sẽ giúp bạn kiểm tra khả năng tìm kiếm mặt tích cực của mình giỏi đến đâu. Từ góc độ của cái tôi tự tin, bạn hãy xem thử liệu mình có thể lần lượt chuyển mười ý nghĩ bi quan thành những ý nghĩ cân bằng hơn, chẳng hạn như: “Cuộc sống

có khó khăn nhưng cũng luôn có giải pháp cho những khó khăn ấy. Chính vì thế, tôi chỉ cần tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp”. Hãy cố gắng biến đổi những lời nhận định theo cách chân thật với bản thân. Trong tương lai, hãy nắm bắt những phần trong con người bạn đang phát ra những thông điệp cứng nhắc và làm bạn với chúng bằng cách thực hành sáu bước mô tả ở chương 4. Hãy xem thử liệu những phần ấy có thể thư giãn và nhìn nhận tình hình theo hướng lạc quan hơn không. Sau một thời gian tập luyện, bạn có thể

nhận thấy sự đổi khác trong tư duy đồng thời sẽ cảm nhận về bản thân một cách tích cực hơn.

BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI LẠC QUAN?

Hãy xem bạn đồng ý hay không đồng ý với những điều dưới đây. Sau đó, hãy kiểm tra câu trả lời của mình bằng thang điểm sau: 1= Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Đồng ý; 4 = Hoàn toàn đồng ý.

1. Cuộc sống đầy khó khăn.

2. Tôi luôn nghĩ rằng người ta sẽ lợi dụng tôi. 3. Mọi việc chẳng bao giờ diễn ra theo ý tôi cả. 4. Tôi chẳng bao giờ làm được điều gì tốt cả. 5. Mọi điều tệ hại đều xảy đến với tôi.

6. Tôi vốn dĩ là kẻ thất bại bẩm sinh. 7. Rắc rối luôn theo tôi mọi lúc mọi nơi. 8. Tôi là người không xứng đáng.

9. Tôi không thể thay đổi được diễn biến của sự việc.

10. Tôi không có khả năng vượt qua những thử thách trong đời mình. Điểm tổng

Tính điểm: Cộng tất cả điểm số của bạn lại và ghi vào hàng “điểm tổng” phía trên. Nếu điểm của bạn là:

10 – 20: Bạn là người lạc quan. 21 – 29: Bạn hơi bi quan.

30 – 40: Bạn cực kỳ bi quan.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)