Hãy giảng hòa vì quyền lợi của bản thân

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 99 - 100)

Cách duy nhất để bỏ quá khứ lại sau lưng là ghi nhớ và tha thứ, vì chúng sẽ giúp ta buông bỏ dễ dàng hơn. Còn việc quên đi, điều mà thật sự bạn không thể thực hiện được, chính là một dạng của sự kháng cự. Tha thứ cho người khác về những việc làm sai trái của họ là một hành động cơ bản của tình yêu thương bản thân, bởi bạn làm điều đó vì lợi ích của chính mình, chứ không phải vì người đã phạm lỗi với bạn. Bạn có thể tự giải thoát bản thân bằng cách tha thứ cho họ và giải tỏa nỗi oán giận trong lòng mình. Sự tha thứ sẽ tạo ra một không gian mà sau đấy sẽ được lấp đầy bằng cảm giác thanh thản, thông suốt và tự

tin.

Bạn đang bị làm tổn thương hay đang được giúp đỡ khi khư khư ôm lấy thù hằn hoặc giận dữ? Bạn nghĩ mình sẽ ra sao nếu buông bỏ cảm giác ấy? Nếu bạn thấy mình đang bị

làm tổn thương thì có nghĩa là đã đến lúc bạn nên tha thứ cho ai đó vì quyền lợi của chính mình. Với sự tha thứ của mình, bạn đã giải thoát mình khỏi tình trạng bị người khác chế

ngự và những cảm xúc có hại cho bản thân. Việc cho qua này mang đến cho bạn sự thanh thản và một trái tim nhân hậu hơn. Nhưng cũng đừng vội vàng tha thứ cho ai đó nếu bạn chưa thật lòng muốn thế. Tác gia Sidney Harris(3) đã từng nói: “Chẳng có nghĩa lý gì khi bạn nói tha thứ cho ai đó mà vẫn ghim sâu sự việc trong lòng”. Bạn phải thật sự chân thành và sẵn lòng trút bỏ cơn giận dữ, sự tổn thương và những cảm xúc tiêu cực nảy sinh để có thể hoàn toàn được giải tỏa.

Khi thực hiện những điều này, chúng sẽ mang đến cho bạn kinh nghiệm thực tiễn để

giải tỏa, không chỉ đối với những lỗi lầm trong quá khứ mà ngay cả với những điều có thể

xảy đến trong tương lai. Hãy nghĩ về một người nào đó (bao gồm cả bản thân bạn) đã khiến bạn tổn thương hay giận dữ, một ai đó mà bạn lên án, chỉ trích hoặc đối xử không tốt. Đấy có thể là người đã có những hành động khiến bạn không hài lòng, hoặc một người làm bạn bực bội chỉ đơn thuần vì “bản chất vốn có” của họ.

Hãy thiết lập một mối quan hệ thân thiện với phần oán giận trong con người mình, cho nó biết rằng bạn có thể hiểu quan điểm của nó và giúp nó thấy được lợi ích của sự tha thứ. Hãy tiếp tục sự thấu hiểu và thông cảm cho đến khi phần oán giận ấy sẵn sàng tha thứ cho

người phạm lỗi một cách hoàn toàn, với những điều họ đã làm lẫn những điều họ sẽ tiếp tục làm. Sau đó, hãy viết ra giấy tên của người phạm lỗi và những việc mà họ đã làm khiến cho bạn giận dữ.

Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng rằng bạn đang nói chuyện với người ấy. Mường tượng ra cảnh người ấy đang làm những việc khiến bạn khó chịu. Kế tiếp, hãy hình dung bạn hoàn toàn tha thứ cho họ. Sau khi bạn cảm nhận được sự tha thứ thật sự xuất phát từ tim mình, bạn hãy mở mắt ra, xé vụn mảnh giấy và quẳng nó vào sọt rác. Sau này, khi nỗi oán giận ấy xuất hiện trở lại thì hãy cảm ơn nó vì đã chia sẻ với bạn và hãy nhắc nhở nó rằng bạn đã tha thứ cho người phạm lỗi ấy rồi.

Bạn có thể thực hành điều này thường xuyên khi cần để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực đối với người đã làm tổn thương bạn, người mà bạn không thích, hoặc người không hòa hợp với bạn, bằng cách thực hành theo lời khẳng định của Catherine Ponder khoảng mười lăm phút mỗi ngày:

“Tôi toàn tâm toàn ý và tự nguyện tha thứ cho anh. Đến giờ phút này, mọi rắc rối giữa hai ta đã kết thúc mãi mãi. Tôi không muốn làm tổn thương anh. Tôi cầu mong anh được bình yên. Tôi và anh đều được tự do và mọi việc giữa chúng ta đã tốt đẹp trở lại.”

Việc tha thứ cho người khác hoặc cho bản thân sẽ tạo nên một khoảng không cần thiết giúp bạn trút bỏ những oán hờn. Nếu bạn đã tự chỉ trích mình hay chỉ trích người khác thì phương pháp thiền định sẽ giúp tinh thần bạn thư giãn hơn. Sau khi ngồi thiền, hãy tự hỏi bạn thích lấp khoảng trống ấy bằng tính chất nào của cái tôi tự tin của mình. Sau đây là một phương pháp thiền thư giãn khác mà bạn có thể sử dụng để buông bỏ những ý nghĩ và cảm xúc buồn bực của mình.

“Tôi dần dần giải tỏa tất cả những ý nghĩ và cảm xúc buồn bực mà tôi đã mang nặng trong lòng suốt bấy lâu nay. Tôi cầu chúc cho anh được yên lành. Tôi hòa giải với tất cả và giải phóng bản thân mình. Khi các gánh nặng đã được trút bỏ, tôi mở rộng lòng mình để đón nhận những phúc lành của cuộc sống mang đến để lấp đầy chỗ

trống ấy.”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống tự tin (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)