Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động Mobifone của người tiêu dùng ở huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế (Trang 43)

6. Kết cấu đề tài

1.6. Cơ sở thực tiễn

1.6.1 . Khái quát tình hình thị trường viễn thông Việt Nam năm 2016-2017

Có thể nói, năm 2017 là một năm có nhiều dấu ấn của thị trường viễn thông Việt Nam. Những chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp viễn thông đều được thực hiện với kết quả đạt được khả quan, đáng ghi

nhận. Trong tháng 3 năm 2017, cả 3 nhà mạng lớn năm 95% thị phần viễn thông cả nước là Viettel, MobiFone, VinaPhone đều đã chính thức triển khai cung cấp dịch vụ

công nghệ4G tới khách hàng, thịphần dịch vụ4G Việt Nam từ đó cũng có sự thay đổi lần gần nhất có thống kê về thị phần 4G tại Việt Nam số liệu 6 tháng đầu năm 2017,

do IDG thực hiện với sựtham gia của 14.000 người dùng 4G. Tại thời điểm đó, Viettel

áp đảo hoàn toàn hai đối thủ, khi chiếm lĩnh 52% thị phần, xếp sau là MobiFone 27% và VinaPhone với 21% thị phần. Cũng theo khảo sát của IDG, thìước tính Việt Nam

đang có khoảng 20 triệu thuê bao 4G. Về số trạm phát sóng BTS trong năm 2017, MobiFone đặt ra mục tiêu là 30.000 trạm, VinaPhone là 21.000 trạm trong khi Viettel

nhanh chóng đạt tới 36.000 trạm phát sóng 4G ngay trước thời điểm chính thức triển khai dịch vụ.

Năm 2017 cũng là năm Việt Nam đã chuyển đổi thành công mã vùngđiện thoại cố định. Việc chuyển đổi được chia làm ba giai đoạn, tiến hành từ 11/2/2017 đến 31/8/2017 tại 59 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định giúp đảm bảo kho sốviễn thông được sửdụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ. Đồng thời, việc chuyển đổi mã vùng sẽ giúp

độdài mã vùngđược nhất quán, đáp ứng thông lệquốc tế.

Trong năm 2017 công tác quản lý thông tin thuê bao trả trước tiếp tục được

tăng cường. Một trong những động thái nhằm quản lý thông tin thuê baođó là thu hồi sim kích hoạt sẵn. Theo báo cáo của Cục Viễn thông (Bộ TT & TT) từ ngày 28/10/2016, 5 doanh nghiệp viễn thông gồm: VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamobile

đã thảo thuận, thống nhất ký bản cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối của các doanh nghiệp viễn thông di động dưới sự chứng kiến của Bộ TT&TT. Sau gần 1 năm triển khai bản Bản cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên kênh phân phối, tổng số thuê bao có dấu hiệu nghi vấn là hơn 28 triệu, sau đó đã có khoảng 4 triệu SIM thuê bao đã đi đăng ký lại thông tin hoặc đã bị hủy, khóa (do hết hạn sử

dụng); tổng số thuê bao bị khóa tài khoản, thu hồi là hơn 24 triệu, tình trạng SIM có sẵn tài khoản khủng, SIM được khuyến mãi vượt mức giảm rõ rệt.

Ngày 24/4/2017 chính phủ ban hành nghị định 49/2017/NĐ-CP. Nghị định đã

đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường quản lý thông tin thuê bao với một sốnội dung

chính như: Thống nhất bán SIM tại điểm đăng ký thông tin thuê bao; việc cung cấp SIM chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp thiết lập hoặcủy quyền, không hạn chế số SIM nhưng phải đầy đủ thông tin thuê bao chính chủ. Tính đến tháng 3/2018, qua việc triển khai Nghị định 49/2017/NĐ-CP đã có tổng số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp thiết lập là 316.449 (gồm

3.254 điểm cố định, 313.195 điểm lưu động); số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông

được ủy quyền là 29.882 điểm. Về việc rà soát, cập nhật lại thông tin thuê bao, theo báo cáo của Cục Viễn thông, tính đến 15/3/2018, đã có gần 4 triệu thuê bao trong tổng số 38 triệu thuê bao mà các doanh nghiệp đã xác định là có thông tin chưa đầy đủ,

chính xác, đã thực hiện việc cập nhật lại thông tin thuê bao.

Đối với việc ngăn chặn phát tán tin nhắn rác trên mạng di động, sau 10 tháng triển khai từ 5/2017 đến 2/2018. Số tin nhắn rác được chặn trên toàn quốc là khoảng 260 triệu; số lượng tin nhắn rác đã giảm đi đáng kể. Theo thống kê của VNCERT, tổng

lượng phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 456 năm 2017 giảm khoảng 86% so với năm

2016.

Năm 2017, cũng là năm đánh dấu sự kiện các nhà mạng tiến hành thửnghiệm chuyển mạng giữsố. Thực hiện quyết định số 846/QĐ-BTTTT ngày 23/5/2016 của Bộ

TT&TT vềviệc phê duyệtĐềán triển khai dịch vụchuyển mạng thông tin di động giữ

nguyên số thuê bao tại Việt Nam, quý 3 năm 2017, ba mạng di động VinaPhone,

MobiFone, Viettel đã bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật chuyển mạng giữ nguyên số theo yêu cầu của Bộ TT&TT để chính thức áp dụng vào đầu năm 2018. Để chuẩn bị cho công tác này, các nhà mạng như VinaPhone, MobiFone, Viettel đều rất tích cực phối hợp với Cục Viễn thông và các nhà mạng khác nhằm đảm bảo tiến độ triển khai dịch vụchuyển mạng thông tin di động giữnguyên sốthuê bao.

Thị trường viễn thông những năm qua hầu như không có sự thay đổi lớn về vị

thếcác doanh nghiệp trên thị trường so với trước đây, các doanh nghiệp vẫn phát triển với doanh sốlên tới hàng nghìn tỷ đồng cụthể:

Theo số liệu thống kê trong sách trắng CNTT-TT năm 2017, trong năm 2016,

thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động tiếp tục có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp là Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile và Gtel. Cụ thể thị phần các doanh nghiệp viễn thông như sau: Viettel dẫn đầu thị trường viễn thông với thị phần chiếm 46,7%, MobiFone đứng vị trí thứhai với 26,1% thị phần, VNPT chiếm 22,2%, Vietnamobile theo sau chiếm 2,9% thịphần, và GTel chỉchiếm 2,1%.

Biểu đồ1.1: Thịphần dịch vụviễn thông di động năm 2016

(Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017)

Theo thông tin từ Bộ TT&TT, trong tổng số khoảng hơn 127.4 triệu thuê bao

trong đó có gần 63.6 triệu thuê bao của nhà mạng Viettel, hơn 34.6 triệu thuê bao mạng MobiFone, trên 20.5 triệu thuê bao của VinaPhone, gần 5.9 triệu thuê bao mạng Gtel và hơn 3.7 triệu thuê bao của Vietnamobile.

1.6.2 . Khái quát tình hình thị trường viễn thông tại Thừa Thiên Huế2016-2017 2017

Với địa hình khá đa dạng có cả nông thôn, trung du, miền biển và miền núi, ngành viễn thông Thừa Thiên Huế cũng vì thế mà phân bố rất đa dạng và phức tạp. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra khá rầm rộ và rộng khắp đã đặt những nhà quản lý mạng viễn thông đứng trước những khó khăn nhất định đó là việc dựbáo, quy hoạch mạng sao cho hợp lý và khoa học nhất.

Bên cạnh đó cùng với sự phát triển chung của ngành viễn thông ở Việt Nam, ngành viễn thông Thừa Thiên Huế cũng có sự phát triển mạnh mẽ không kém. Hiện

nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viên

thông như Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile. Tuy nhiên trong đó thị phần Viettel và MobiFone vẫn chiếm chủ yếu, cụ thể: Theo thống kê từ MobiFone Thừa Thiên Huế ,Viettel đang nắm giữ 45% thị phần, MobiFone chiếm 37%, VinaPhone chiếm 17%, Vietnamobile 1%.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN QUYẾT ĐỊNH S DNG DCH V VIN THÔNG

DI ĐỘNG MOBIFONE CA NGƯỜI TIÊU DÙNG HUYN PHÚ VANG-THA THIÊN HU 2.1. Tổng quan vềcông ty MobiFone Việt Nam

Tổng công ty viễn thông MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi

ban đầu Công ty thông tin di động. (Vietnam Mobile Telecom Services Company VMS) là doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 (Global Symstem for Mobile Communications) hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu với nhiều tính năng ưu Việt và phổ biến nhất trên thế giới với thương hiệu MobiFone,

đánh dấu sựkhởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổchức thiết kếxây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ

thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di dộng công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc.

Hơn một thập kỷ đầu thành lập, MobiFone là một thương hiệu mạnh, luôn dẫn

đầu và đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận như giải thưởng “Mạng điện thoại được ưu

chuộng nhất năm 2006”, “Mạng điện thoại chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2006” do độc giảE-chip Mobile bình chọn trong hệthống giải VietNam Mobile Awards, giải

thưởng “Anh hùng lao động” năm 2011...

Ngày 01/12/2014, công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn Thông MobiFone, là công ty TNHH Một Thành Viên trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thôngVMS, đây cũng là một bước ngoặt lớn của MobiFone trở thành một doanh nghiệp đa dịch vụ. Bước sáng năm 2015, Lãnhđạo Tổng công ty đã vạch hướng đi cho

MobiFone là nhà cung cấp đa dịch vụ với 4 trụ cột chính: Viễn thông và Công nghệ

thông tin, truyền hình, bán lẻ và đa dịch vụ. Chỉ trong một năm, MobiFone đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Chuỗi bán lẻvới hơn 100 cửa hàng trên cả nước.

Năm 2016 đánh dấu nhiều dấu mốc quan trọng của MobiFone như: Trục truyền dẫn Bắc Nam chính thức hoàn thiện, MobiFone cũng thử nghiệm thành công dịch vụ 4G để cung cấp cho khách hàng đi kèm nhiều sản phẩm chất lượng. Trong năm 2016 MobiFone đã dànhđược giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo kinh tếViệt Nam và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp thực hiện, được xếp đứng thứ 4 trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam được Brand Finance xếp loại; Top 10 Bảng xếp hạng BP500 – 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng

năm 2017 do công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam phối hợp cùng báo điện tử

VietnamNet tổ chức; MobiFone được người tiêu dùng bình chọn “ Nhà mạng có chất

lượng dịch vụ4G tiêu biểu” theo khảo sát của Tập đoàn Dữliệu Quốc tếIDG. Và gần

đây nhất, MobiFone lọt top 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lớn nhất đối với Internet Việt Nam do Hiệp hội Internet Việt Nam đánh giá. Trong năm 2018 MobiFone đã vinh dựtrở thành một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu nhất được trao tặng kỷniệm chương “Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cảm ơn doanh nghiệp đã vì người lao động”.

Những giải thưởng MobiFone nhận được minh chứng cho những nổlực xây dựng và phát triển thương hiệu của MobiFone xứng đáng là một trong những nhà mạng uy tín

hàng đầu Việt Nam.

2.2. Tổng quan vềMobiFone chi nhánh Huế

MobiFone Thừa Thiên Huế, tiền thân là chi nhánh MobiFone Huế được tách ra từ Chi nhánh Thông tin Di động Bình Trị Thiên từ năm 2010. Tính đến năm 2017, MobiFone Thừa Thiên Huế có tổng cộng 125 nhân viên, Giám đốc MobiFone Thừa Thiên Huếlà ông Hoàng Thu Bình.

MobiFone Thừa Thiên Huế là đơn vị hoạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty Viễn thông MobiFone, có con dấu riêng, hoạt động theo quy chế được bộ

Thông tin & Truyền thông và Tổng công ty Viễn thông MobiFone phê duyệt.

2.2.1.Cơ cấu tổchức và nhiệm vụcác phòng ban

Trãi qua các giai đoạn phát triển, MobiFone Thừa Thiên Huế luôn có những

thay đổi về cơ cấu tổchức nhằm đảm bảo phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của MobiFone tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh phù hợp với thực tế,

trên cơ sở quy định chung của Tổng Công ty, Công ty dịch vụ MobiFone khu vực III. Trường Đại học Kinh tế Huế

Cơ cấu tổchức của MobiFone Thừa Thiên Huế được tổchức cho phù hợp với thực tế, theo kiểu hỗn hợp (trực tuyến-chức năng) như sau:

Sơ đồ1.1: Sơ đồ cơ cấu tổchức của MobiFone Thừa Thiên Huế

(Nguồn: MobiFone Thừa Thiên Huế) Ghi chú: Quan hệtrực tuyến

Quan hệchức năng  Chức năng, nhiệm vụcụthể

 Giám đốc

Là người phụ trách chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của MobiFone Thừa Thiên Huế.

Các bộphận trong MobiFone Thừa Thiên Huế:

TổKếHoạch Tài Chính Bộ phận Kế toán tài chính MF Hương Trà GIÁM ĐỐC Phó GiámĐốc đốc Cửa hàng Huế 1 Cửa hàng Huế 2 Tổbán hàng và Marketing và Truyền hình Tổthanh toán cước phí và chăm sóc khách hàng Tổ Khách hàng doanh nghiệp Tổ Hành chính– tổng hợp MobiFone Thành phố MobiFone Phú Lộc MF Hương Thủy MF Phú Vang MF Quảng Điền MobiFone Phong Điền MF ALưới- Nam Đông

Là bộphận chuyên môn, nghiệp vụchức năng tham mưu, giúp Giám đốc quản

lý, điều hành và thừa lệnh giám đốc điều hành vềcác lĩnh vực công tác sau:

Tổchức bộmáy kếtoán, thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kếtoán.

Tổchức và thực hiện công tác thống kê trong toàn tỉnh.

Tổchức thực hiện và quản lý hoạt động tài chính trong toàn tỉnh theo quy định của Nhà nước, Tập đoàn.

Huy động, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của MobiFone Thừa Thiên Huế.

Tổbán hàng, Marketing và Truyền hình

Là bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ chức năng tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh quản lý, điều hành và thừa lệnh giám đốc chi nhánh điều hành vềcác lĩnh vực công tác sau:

+ Công tác bán hàng:

Xây dựng chiến lược kinh doanh của MobiFone Thừa Thiên Huếtheo mục tiêu và kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hàng năm của chi nhánh và theo định hướng phát triển của tập đoàn, công ty thông tin di động.

Nghiên cứu đề suất và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh (thuê bao, doanh thu, chi phí, giấy khen thưởng, quỹphúc lợi) của chi nhánh theo định kỳ hàng năm, ngắn hạn và dài hạn.

Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vịthuộc chi nhánh thực hiện kế

hoạch sản xuất kinh doanh, kếhoạch đầu tư đã duyệt.

Tổng hợp, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của MobiFone Thừa Thiên Huế.

Nghiên cứu, quản lý, đềxuất mở rộng mạng lưới bán hàng, kênh phân phối của MobiFone Thừa Thiên Huế.

Thực hiện các kếhoạch, quy trình và bán hàng: hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị

thuộc chi nhánh trong việc thực hiện các quy trình này, mua bán, phân phối vật tư

hàng hóa.

Đề xuất và giám sát các chương trình khuyến mại dành cho đại lý và khách hàng (bao gồm cảviệc phối hợp với các đối tác khác).

+ Marketing bao gồm:

Xây dựng chiến lược marketing và phát triển thương hiệu tại chi nhánh. Nghiên cứu thị trường và các đối thủcạnh tranh trong lĩnh vực thông tin.

Hướng dẫn chỉ đạo, triển khai thực hiện truyền thông cho các chương trình quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, in ấn phẩm, quà tặng quảng cáo để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụtại MobiFone Thừa Thiên Huế.

+ Truyền hình:

Bán và xây dựng kênh phân phối MobiTV trên toàn tỉnh.

Hỗtrợgiải quyết khiếu nại và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.

Tổ thanh toán cước phí và chăm sóc khách hàng.

+ Bộphận thanh toán cước phí: Có chức năng giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác sau:

Tổ chức và thực hiện công tác thanh toán cước phí với khách hàng, quản lý

khách hàng để đảm bảo thanh toán và xửlý nợ đọng.

Tổ chức thực hiện, theo dõi, thống kê, phân tích về tình hình thanh toán cước

phí và đề xuất các chính sách cước phí, thanh toán cước phí trong toàn MobiFone Thừa Thiên Huế.

+ Bộ phận chăm sóc khách hàng: Là bộ phận chức năng của MobiFone Thừa Thiên Huế giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo và thực hiện các công tác:

Công tác quản lý thuê bao, dịch vụsau bán hàng.

Quản lý theo dõi các hoạt động chăm sóc khách hàng của MobiFone Thừa Thiên Huế.

Tổhành chính–Tổng hợp

Các công tác liên quan đến hành chính, nhân sựMobiFone Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động Mobifone của người tiêu dùng ở huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)