Nhóm sơ cấp (nhóm nhỏ) là một tập hợp xã hội ít người, trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp, mang tính cá nhân - hữu danh, tương đối ổn định và lâu dài.
Nhóm thứ cấp (nhóm lớn) là tập hợp xã hội rộng lớn hơn, mang tính vô danh, được hình thành dựa trên những lợi ích, mối quan tâm, hay hoạt động đặc biệt nào đó. (như những người cùng chung một đảng phái, đồng nghiệp trong một cơ quan, sinh viên cùng khoá,... hay rộng hơn, đó là thành viên của một quốc gia, một dân tộc,...).
d. Cộng đồngxã hội
Cộng đồng xã hội là một nhóm lớn, là tập hợp người có liên hệ với nhau do sự gần gũi về lợi ích, về tâm lý, về tín ngưỡng, về điều kiện, mục tiêu và phương tiện hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến các yếu tố sau:
- Tương quan giữa các cá nhân - giữa người này và người khác. - Sự liên hệ, ràng buộc giữa các cá nhân, các thành viên.
- Sự dấn thân của các cá nhân, phấn đấu giữ gìn những giá trị chung. - Ý thức gắn bó, đoàn kết với nhau của các thành viên.
đ. Thiết chế xã hội - Khái niệm
Theo I.Robertsons, thiết chế là một tập hợp bền vững các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm, vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội.
Theo G. V. Oxipov, thiết chế là tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội, được thực thi bằng hệ thống phối hợp của những quy chuẩn về hành vi, chuẩn mực giá trị, được định hướng một cách hợp lý.