NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Sự thiếu đồng bộ giữa công nghiệp hóa và đô thị hoá, những vấn đề xã hội đặt ra
Hiện nay, cả nước đạt khoảng 870 đô thị, gồm hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; 17 đô thị loại 1; 25 đô thị loại 2; 45 đô thị loại 3; 87 đô thị loại 4 và gần 700 đô thị loại 5.
Giống như nhiều nước đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam lại xảy ra nhiều năm trước quá trình công nghệ hóa, khiến cho mô hình và tư duy đô thị gặp nhiều khủng hoảng. Hệ thống đô thị ở Việt Nam ngày càng lộ rõ những yếu kém, đi liền với các hệ quả như: kiến trúc thiếu đồng bộ, giao thông tắc nghẽn, nước thải sinh hoạt, di dân tự do và các vấn đề xã hội nan giải khác,... Quy hoạch ngày càng xa rời mục đích gốc - vốn phải phục vụ nhu cầu và thói quen của đại bộ phận dân cư.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa quá nhanh về lượng có nguy cơ dẫn đến sự thôn tính vành đai xanh bao bọc các thành phố lớn.
2. Đô thị hóa theo chiều đứng và những vấn đề đặt ra về quy hoạch, quản lý đô thị
Có một hiện tượng đặc trưng ở nhiều đô thị lớn, là: ở các làng ven đô, nông dân không rời đi đâu cả do chính sách mở rộng địa giới, làng xóm quê hương họ sau “một đêm tỉnh giấc” đã trở thành đô thị. Quá trình này được một số nhà nghiên cứu gọi là di cư theo chiều đứng và nó diễn ra tương đối mạnh ở Việt Nam trong thời điểm mà đô thị hóa (theo tiêu chí về lượng) ở Việt Nam đang trở nên quá tải.
Về quy hoạch, làm thế nào để có được một quy hoạch đồng bộ, không tạo ra những nét đứt gẫy hay quy hoạch kiểu xôi đỗ giữa những vùng là đô thị cổ và những khu vực là đô thị mới. Làm thế nào để quy hoạch đô thị hiện đại không xóa đi những dấu vết, hay những biểu tượng giá trị tinh thần vốn đã gắn với những khu vực dân cư, hay nhóm dân cư nhất định.
Về quản lý, bài toán đặt ra đối với quản lý đô thị cũng hết sức phức tạp, khi mà tính không thuần nhất của dân cư đô thị (dân trí, nghề nghiệp, lối sống, trình độ pháp luật) cao do sự di cư ồ ạt và quá trình đô thị hóa theo chiều đứng đã biến không ít người nông thôn trở thành người đô thị, nhưng chưa thực sự từ bỏ lối sống nông thôn.
3. Lối sống, văn hóa vùng ven đô
Giá trị của một đô thị không phải đơn giản chỉ là nhà cao tầng và các cơ sở hạ tầng tiện nghi mà còn nằm ở nhận thức của người dân đô thị về ứng xử văn hóa, văn minh đô thị.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Các nhà xã hội học quan niệm “đô thị hóa” là gì? Trình bày sự khác biệt trong quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển.
2. Di dân là gì? Các nguyên nhân và hình thức của di dân? Ảnh hưởng của di dân đến đời sống kinh tế - xã hội?
3. Nêu và phân tích quan điểm của các nhà xã hội học về “văn hóa, lối sống đô thị”.
Chương 6