1. Khái niệm “Đô thị”
a. Theo nghĩa từ
và là nơi diễn ra các hoạt động phi nông nghiệp. b. Theo định nghĩa văn bản pháp quy
Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, một vùng lãnh thổ được gọi là đô thị nếu đảm bảo những tiêu chí sau:
-Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước, một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện, hoặc một vùng trong tỉnh hay trong huyện.
-Có quy mô dân số (nội thị) nhỏ nhất là 4.000 người trở lên (vùng núi có thể ít hơn).
-Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trở lên trong tổng số lao động của nội thị, là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển.
-Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị từng phần, hoặc đồng bộ.
-Mật độ dân cư cao hơn vùng nông thôn và được xác định theo từng loại đô thị, loại nhỏ nhất có mật độ 6.000 người/km2.
c. Theo quan điểm xã hội học
Đô thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người được đặc trưng bởi các chỉ báo sau:
-Số lượng dân cư tập trung trên một lãnh thổ hạn chế (mật độ cao), là một hình thức quần cư tồn tại trong không gian và thời gian nhất định.
-Đại bộ phận dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
-Là môi trường sống trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân.
-Giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn xung quanh và toàn xã hội nói chung, nó có vai trò quyết định trong sự phát triển của xã hội.
2. Lịch sử hình thành, phát triển đô thị thế giới và Việt Nam
a. Lịch sử hình thành và phát triển đô thị thế giới