Thời điểm những đô thị xuất hiện đầu tiên

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 53 - 57)

Lịch sử của nền văn minh đô thị xuất hiện từ bốn đến năm nghìn năm trước Công nguyên với nền văn minh Kim Tự Tháp, nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

Các đô thị tiếp tục phát triển dọc theo các lưu vực sông. Các đô thị phương Tây, phương Đông và Châu Phi được hình thành gắn liền với sự phát triển giai cấp.

-Đặc điểm đô thị tiền công nghiệp hoá

Các thành phố tiền công nghiệp thường có quy mô nhỏ do:

- Hạn chế về giao thông, lương thực cần được chuyên chở để nuôi sống thành phố.

-Bệnh tật gây ra tỷ lệ tử vong cao ở thành phố, do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nguồn nước, rác thải.

- Thành phố không thể mở rộng lên cao, thường được bao bọc bằng những bức tường khổng lồ, khiến cho thành phố cảm thấy chật chội.

-Vai trò của công nghiệp hóa và sự hình thành các đô thị hiện đại

Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự tích tụ và tập trung dân cư đông đúc ở các thành phố lớn, đồng thời nó cũng tạo ra nhiều việc làm, tạo khả năng cho mọi người sống tập trung ở thành phố. Điều này khiến cho quy mô và mật độ dân số thành phố được mở rộng.

b. Lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Việt Nam

Mầm mống xuất hiện những đô thị cổ đầu tiên ở Việt Nam đã có từ thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc với kinh đô của vua Hùng. Đô thị ra đời chủ yếu phục vụ bộ máy chính trị, hơn là thực hiện chức năng trao đổi, buôn bán.

Trong giai đoạn đổi mới, đô thị Việt Nam đang phát triển nhanh chóng về mặt số lượng, tuy nhiên chất lượng chưa cao vì đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra lâu, khi chưa thực sự tiến hành công nghiệp hóa (đi ngược lại với quy luật phát triển đô thị ở các nước phát triển).

3. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị

Theo A.Boskoff, đối tượng nghiên cứu đô thị bao gồm: “Gia đìnhhôn nhân, giáo dục trẻ em, vấn đề chủng tộc, người già, sức khỏe tâm lý xã hội, tôn giáo học

vấn và các xu hướng trong đời sống xã hội - đó là phạm vi các vấn đề mà xã hội học đô thị nghiên cứu”.

Quan điểm khác cho rằng, đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị là đối tượng nghiên cứu của xã hội học xảy ra trong xã hội đô thị.

Cách tiếp cận khác về đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị là xem xét đô thị như một thiết chế xã hội bao gồm hai thành tố: không gian vật chất và các thành tố tổ chức - xã hội.

4. Sự phát triển của xã hội học đô thị trên thế giới và Việt Nam

a.Sự phát triển của xã hội học đô thị trên thế giới

Nước Mỹ là cái nôi của xã hội học đô thị, nơi mà xã hội học đô thị được ra đời vào năm 1925. Từ đó đến nay, xã hội học đô thị không ngừng lớn mạnh với những trường phái nổi trội như: trường phái Chicago, trào lưu nghiên cứu cộng đồng, sinh thái học đô thị.

b. Sự phát triển của Xã hội học đô thị ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Phòng Xã hội học đô thị ra đời cùng với thời điểm thành lập Viện Xã hội học. Những vấn đề cơ bản của đô thị và đời sống đô thị được triển khai nghiên cứu ở nhiều trung tâm nghiên cứu, trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học khác, cũng như được tài trợ bởi các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

II. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU CƠ BẢN CỦA XÃ

HỘI HỌC ĐÔ THỊ

1. Cơ cấu xã hội đô thị

Các cơ cấu xã hội cơ bản thường được quan tâm nghiên cứu xã hội đô thị là: cơ cấu nhân khẩu học xã hội (nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân), cơ cấu nghề nghiệp thu nhập, học vấn, hay cơ cấu gia đình đô thị.

2. Đô thị hoá

Các nhà xã hội học xem xét đô thị hóa dưới góc độ là một quá trình tổ chức lại môi trường sống của người dân đô thị và nông thôn. Do vậy, bên cạnh việc quan tâm đến mặt lượng (như số lượng đô thị và sự tích tụ tập trung dân cư đô thị), họ còn quan

tâm sâu sắc hơn đến những biến đổi về chất như: biến đổi về đời sống, văn hóa xã hội, sự chuyển dịch những “kiểu mẫu văn hóa và cấu trúc xã hội, đặc trưng cho các thành phố và khác biệt rõ so với nông thôn”.

3. Di dân và những tác động xã hội

Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: “Di dân là sự dịch chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định”.

Các hình thức di dân phổ biến là: di dân nông thôn - nông thôn, di dân nông thôn - đô thị, di dân đô thị - đô thị và di dân đô thị - nông thôn.

Về mặt tích cực, di dân tác động đến sự phân bố lực lượng lao động giữa nông thôn và đô thị (làm cho sự phân bố đó hợp lý hơn; giá công lao động ở đô thị giảm, giá công lao động ở nông thôn tăng lên). Di dân cũng giúp nông thôn phát triển (tăng thu nhập, công nghệ, trình độ và kỹ năng sản xuất), làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tại nông thôn.

Về mặt tiêu cực, di dân tác động đến sự phân bố dân cư giữa nông thôn và đô thị (tỷ lệ thanh niên ở nông thôn; mức sinh, chết dẫn đến thay đổi cơ cấu giới tính và độ tuổi). Di dân cũng làm gián đoạn quá trình kết hôn và sinh đẻ; làm tăng tỷ lệ lao động trẻ em và phụ nữ ở nông thôn. Di dân cũng khiến cho việc quản lý tại đô thị gặp nhiều khó khăn: trật tự trị an, nhà ở, việc làm, tăng tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị, tăng tệ nạn xã hội. Di dân dẫn đến chỗ cơ sở hạ tầng đô thị có thể bị quá tải; gây thách thức cho vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và an sinh xã hội cho người nhập cư; và tăng tệ nạn xã hội ở môi trường đô thị.

4. Văn hoá, lối sống đô thị

Các nhà xã hội học đặc biệt quan tâm nghiên cứu văn hóa, lối sống và coi đây là những đặc trưng riêng biệt của xã hội đô thị với nông thôn.

Quan điểm của Louis Wirtk như sau: “Cuộc sống thành phố được nhận dạng bởi những đặc điểm như sự tách biệt đời sống và sự phá rối về tổ chức, mà trong đó nguyên nhân bắt nguồn từ thực tế là thành phố quá rộng lớn, mật độ dân số cao và

tính không đồng nhất”.

Một nhà xã hội học khác là Claud Fischer tập trung tiếp cận đô thị dưới góc độ tiểu văn hóa.

Georg Simmel đã đưa ra khái niệm tiếp cận đô thị từ văn hóa làm trung tâm. Về cơ bản, Simmel đề cập và quan tâm thiết lập quan điểm cho ràng, văn hóa đô thị là văn hóa hiện đại.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w