Văn hóa nông thôn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 62 - 65)

- Cơ cấu giai cấp

4.Văn hóa nông thôn

a. Cấu trúc vật chất của văn hóa nông thôn

Làng ở nông thôn thường có chùa, đình, miếu - những giá trị văn hóa vật chất giúp con người thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tinh thần của mình.

Cây đa, giếng nước, sân đình... là những hình ảnh quen thuộc, gắn bó mật thiết với làng quê Việt Nam, tạo nên môi trường sinh thái hài hoà, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ văn minh nông thôn.

Trong mỗi làng đều có trục đường lớn xuyên suốt làng, từ đó dẫn đến các xóm, ngõ. Mỗi nhà đều có lối đi riêng và thường không làm đường, đi thẳng vào nhà.

b. Các giá trị tinh thần của văn hóa nông thôn

Các giá trị tinh thần của văn hóa nông thôn thể hiện đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống, có tính truyền miệng và thường được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

c. Các vùng văn hóa nông thôn Việt Nam

Vùng văn hóa Tây Bắc gồm nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau cư trú trên vùng cao: Thái (trắng, đen, đỏ, xanh), H’mông (trắng, đen, xanh, hoa), Tày... Văn hóa dân gian thể hiện ở cấu trúc nhà cửa, vật dụng sinh hoạt, thơ ca. Hát múa là đặc trưng của vùng văn hóa này: múa xoè, múa khèn...

Vùng văn hóa Việt Bắc (Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà và một phần của Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh). Vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao... ngoài ra còn có Dao, H’mông, Sán Dìu... Đặc điểm của vùng văn hóa này về nhà cửa, nhà sàn là chủ yếu, về trang phục, cả người Tày, Nùng đều được phân hiệt theo lứa tuổi, giới tính, địa phương... Hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú: hát lượn, đồng dao, dân ca...

Vùng văn hóa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ (văn hóa lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã) có văn hóa dân gian đa dạng và phong phú: ca trù, hát chèo, chầu văn, ả đào, câu đố, câu đối, nói lái, ca dao, truyện cười...; các hình thức lễ hội phong phú.

Vùng văn hóa Trung bộ có văn hóa Chămpa (tín ngưỡng dân gian ở đây cũng phong phú: thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thờ thần biển..), văn hóa dân gian: hát ý, hát chòi…

Vùng văn hóa Tây Nguyên: đặc trưng bởi các tộc người Tây Nguyên (Ba Na, Ê Đê..), đặc trưng nhà rông, nhà dài, cồng chiêng.

Vùng văn hóa Đồng bằng Nam Bộ: Việt, Khơme, Chăm, Hoa. Văn hóa hợp thành từ nhiều văn hóa của các tộc người, nhưng chủ yếu gắn với sông nước (điệu hò, điệu lý...).

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Cơ cấu giai cấp nông thôn là gì? Phân tích đặc trưng của cơ cấu giai cấp tại xã hội nông thôn.

2. Hãy phân tích về một thiết chế xã hội ở nông thôn và nêu vai trò của nó trong đời sống xã hội nông thôn hiện nay.

3. Phân tích cấu trúc vật chất của văn hóa nông thôn. Nêu đặc trưng của các vùng văn hóa nông thôn Việt Nam hiện nay.

Chương 7

XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

l. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

1. Khái niệm gia đình

Theo UNESCO: “Gia đình là nơi sinh ra và trú ngụ của mỗi con người, là một thiết chế có luật lệ và tôn ti trật tự. Có thể không làm vừa lòng một số người, nhưng mang lại cảm giác an toàn cho tất cả”.

Theo Trec Kingsiey Davis, nhà dân số học người Mỹ: “Gia đình là một nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi máu thịt. Do vậy, họ có quan hệ họ hàng với nhau”.

Theo E.W.Burgess và H.J Locke (hai nhà xã hội học Mỹ): “Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân (huyết thống) hay nhận làm con nuôi, tạo thành một đơn vị riêng biệt và tác động qua lại với nhau qua vai trò xã hội của từng người như là vợ - chồng, cha mẹ - con, anh - em, tạo nên văn hóa chung gọi là nền văn hóa gia đình”.

Ba đặc điểm chung của gia đình là: - Quan hệ hôn nhân

- Quan hệ huyết thống - Ràng buộc về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 62 - 65)