Các mối quan hệ cơ bản bên trong gia đình

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 67 - 71)

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

3. Các mối quan hệ cơ bản bên trong gia đình

a. Mối quan hệ trong gia đình truyền thống

Mối quan hệ cơ bản giữa gia đình truyền thống là quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con, anh - em.

Trong xã hội truyền thống, cá nhân gắn chặt với gia đình, hoà tan vào gia đình. Bổn phận của từng cá nhân phải đảm bảo tính liên tục của cộng đồng thế hệ, gia đình, dòng họ.

b. Mối quan hệ trong gia đình hiện đại

Trong gia đình hiện đại, các mối quan hệ đã có sự thay đổi. Mối quan hệ vợ - chồng được bắt nguồn từ động cơ hôn nhân giữa hai người khác giới. Đây là mối quan hệ dựa trên tình cảm đặc biệt của con người mang đậm tính

văn hóa - xã hội.

Mối quan hệ cha, mẹ - con cái là mối quan hệ đặc biệt dựa trên cơ sở huyết thống. Ngoài yếu tố trách nhiệm và nghĩa vụ nó còn đáp ứng nhu cầu tình cảm và kế tục, tái tạo gia đình, dòng họ.

Ngày nay, đứng trước những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế - văn hóa - xã hội, những mối quan hệ này cũng đang có nhiều thay đổi.

4. Các chức năng của gia đình và xu hướng biến đổi của nó

a. Các chức năng của gia đình

- Chức năng tái sinh sản và duy trì nòi giống

Đây là chức năng đặc biệt của gia đình và nó là một đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận trong việc tái sản sinh ra bản thân xã hội.

- Chức năng kinh tế

Gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, phân phối và giao lưu hàng hóa cho xã hội.

- Chức năng xã hội hóa

Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình mà xã hội không thể thay thế được. Sự hình thành, hoàn thiện và củng cố nhân cách cơ bản của con người phần lớn chịu tác động trực tiếp từ quá trình giáo dục tại gia đình.

- Chức năng đảm bảo sự cân bằng tâm lý, tình cảm

Gia đình là nơi thể hiện tình cảm sâu sắc nhất. Đời sống nội tâm gia đình có ý nghĩa ngày càng tăng. Xu hướng chung của sự phát triển gia đình là chuyển từ chức năng kinh tế sang chức năng tình cảm và giáo dục con cái.

- Chức năng chăm sóc người già và trẻ em

Chức năng này là một chức năng quan trọng trong xã hội truyền thống. Trong xã hội ngày nay, dù các dịch vụ y tế có phát triển, các trung tâm dưỡng lão ra đời thì chức năng này vẫn cần thiết cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

b.Xu hướng biến đổi các chức năng của gia đình

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đang diễn ra xu hướng gia đình đa chức năng chuyển sang gia đình đơn chức năng; xu hướng gia đình từ một đơn vị sản xuất trở thành một đơn vị tiêu dùng là chủ yếu.

Đối với chức năng tái sản xuất ra con người, hiện nay xu hướng giảm tỷ lệ sinh, chú ý chất lượng dân cư, loại bỏ dần tư tưởng trọng nam, khinh nữ.

Hiện đang có xu hướng tách rời giữa chức năng tái sản xuất con người và chức năng thỏa mãn về tính dục.

Chức năng giáo dục của gia đình cũng có nhiều biển đổi.

c. Một số vấn đề xã hội học gia đình được quan tâm ở Việt Nam

- Độ bền vững của gia đình

Xã hội hiện đại có những tác động đáng kể đến độ bền vững của gia đình: tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng; tình trạng ngoại tình đang phát triển như một loại “mốt”; tỷ lệ phụ nữ góa chồng sống độc thân cao hơn nam giới; tuổi bình quân của chủ hộ có xu hướng trẻ hoá.

- Bình đẳng giới trong gia đình

Cơ cấu lao động nghề nghiệp hiện đang có sự thay đổi, người phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các quá trình sản xuất xã hội. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã giảm bớt.

- Việc giáo dục con cái trong điều kiện hoàn cảnh mới

Chức năng kinh tế đã khiến vai trò giáo dục của gia đình giảm sút. Thêm vào đó, cách làm ăn sinh sống của cha mẹ đôi khi là những gương xấu đối với các con.

Mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ và con đã thay đổi theo hướng tình cảm, tình thân, bình đẳng và dân chủ được nhấn mạnh.

-Vấn đề kế hoạch hóa gia đình

hóa gia đình ngày nay có những thay đổi đáng kể. Việc cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình tới người dân, trong đó cả phụ nữ và nam giới được chú trọng.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Trình bày khái niệm gia đình. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình?

2. Trình bày các chức năng của gia đình và xu hướng biến đổi của nó. 3. Một số vấn đề xã hội học gia đình được quan tâm ở Việt Nam hiện nay?

Chương 8

XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

I.TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠICHÚNG CHÚNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w