+ Chọn kinh nghiệm và xét đoán (điển hình)
Lấy mẫu thuận tiện là phương pháp lựa chọn một đơn vị nghiên cứu nào đã do thu thập thông tin có thể đảm bảo mẫu đã đại diện cho khách thể lựa chọn.
Lấy mẫu tích luỹ nhanh là phương pháp lựa chọn một số người để điều tra, sau đó thu thập thông tin với những người này và nhờ người đó chỉ giúp tới những mẫu tiếp theo.
Lấy mẫu phán đoán (theo dư luận, theo thống kê)
Lấy mẫu tỷ lệ là phương pháp chia khối dân cư ra thành các nhóm khác nhau theo một cơ sở nhất định. Sau đó, mẫu được chọn bằng cách lấy từ mỗi nhóm một số đối tượng điển hình.
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phương pháp, trong đó, các đơn vị được lựa chọn vào mẫu một cách trực tiếp, xác suất lựa chọn là tương đương nhau.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoàn lại là phương pháp từ một danh sách tổng thể lấy ngẫu nhiên một đơn vị nào đó sau đó ghi họ tên họ vào danh sách mẫu rồi trả lại tổng thể, và tiếp tục chọn đơn vị thứ hai và chọn đủ số mẫu cần thiết.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản không hoàn lại là phương pháp từ một danh sách tổng thể lấy ngẫu nhiên một đơn vị nào đó, sau đó ghi vào danh sách mẫu, rồi bỏ đơn vị đó ra khỏi danh sách ban đầu.
Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, đơn vị đầu tiên được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, các đơn vị tiếp sau được lựa chọn một cách có hệ thống.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm là phương pháp mà tổng thể được chia thành những chùm.
Phương pháp chọn mẫu phân tổ là phương pháp mà tổng thể điều tra cũng được phân thành các tổ.
2. Giai đoạn 2: Tiến hành thu thập thông tin - Bước 2
a. Lập kế hoạch tổ chức điều tra
Đây là công việc rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, tiến độ và kết quả của quá trình khảo sát thu thập thông tin. Bao gồm:
-Liên hệ địa phương, chọn thời điểm