Phương pháp phân tích tài liệu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 39 - 42)

+ Khái niệm

Theo nghĩa rộng nhất, tài liệu là hiện vật do con người tạo ta dùng để truyền tin hoặc bảo lưu thông tin.

Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập, hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết cho các cuộc nghiên cứu.

+ Phân loại tài liệu

Có nhiều cách phân loại tài liệu, tùy thuộc vào các dấu hiệu khác nhau.

Có thể phân thành bốn loại (viết, thống kê, điện quang, nghệ thuật) hoặc thành hai loại (viết, khác).

* Các tài liệu viết gồm:

Công văn

Tài liệu thống kê Báo chí

Các tài liệu bán hoặc phát, tài liệu cho không.

Các loại tài liệu riêng của các cá nhân và tổ chức xã hội

* Các tài liệu khác gồm:

Vật cụ thể

Tranh ảnh, bài hát, điện ảnh, tài liệu qua mạng. + Các giai đoạn phân tích tài liệu

Giai đoạn 1: giai đoạn sưu tầm tài liệu.

Giai đoạn 2: giai đoạn phân tích bên ngoài.

Giai đoạn 3: giai đoạn phân tích bên trong.

+ Phương pháp định lượng trong phân tích tài liệu (phương pháp sử dụng tài liệu có sẵn)

Ưu điểm: thu thập thông tin rất nhanh, chi phí ít tốn kém; thông tin thu thập qua dạng này có rất nhiều và đa dạng nên có thể so sánh theo thời gian; sử dụng nhiều số liệu thống kê, nên số liệu này có độ chính xác cao.

Nhược điểm: số liệu cần thiết lại rất ít vì những số liệu này phục vụ cho những vấn đề khác nhau; việc tổng hợp số liệu khó khăn và phức tạp do tính chất thông tin không đồng nhất, nhất là về thang đo; những số liệu khác mang tính chất chủ quan nhiều hơn, thường minh hoạ điển hình của ý muốn chủ quan.

Ưu điểm: thu thập thông tin nhanh, chí phí ít tốn kém; Thông tin nhiều và đa dạng, thông tin sâu.

Nhược điểm: mang tính chủ quan của người tạo ra văn bản, không đảm bảo tính đại diện và tính khách quan; quá trình xử lý rất phức tạp; thông tin khó tổng hợp về nội dung và thời điểm; thông tin phục vụ mục đích khác nên thông tin ta cần không nhiều.

- Phương pháp quan sát

+ Khái niệm

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua những tri giác như thị giác, thính giác theo những cách thức nhất định, là phương pháp thu thập thông tin có liên hệ trực tiếp với đối tượng điều tra.

Phương pháp quan sát thường được sử dụng trong những trường hợp sau:

 Những thông tin cần thiết cho nhà nghiên cứu không thể thu được từ các phương pháp khác.

 Khi tiến hành độc lập, quan sát mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp chuyên khảo.

 Phục vụ những nghiên cứu dự định thăm dò.

 Có ý nghĩa bổ sung khi trình bày hay kiểm tra các giả thuyết.

 Kiểm tra hay xác nhận những kết quả thu được từ các phương pháp khác.

+ Các bước tiến hành quan sát

Bước 1: Lập kế hoạch quan sát.

Bước 2: Tiến hành quan sát

Bước3: Phân tích và xử lý thông tin + Các phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát định lượng (quan sát tiêu chuẩn hoá) là phương pháp thu thập thông tin theo một hệ thống chỉ báo đã định sẵn.

Phương pháp quan sát định tính (không tiêu chuẩn hoá) là phương pháp quan sát không theo một kế hoạch có sẵn nào cả, mà hoàn toàn theo diễn biến thực tế.

Phương pháp quan sát tham dự (thâm nhập) là phương pháp mà người quan sát, trong một thời gian nhất định, cũng hoạt động trong nhóm đối tượng cần quan sát, hoặc bên cạnh người cần quan sát.

Phương pháp quan sát không tham dự là phương pháp mà điều tra viên đứng ngoài cuộc và điều hành quan sát, không tham gia trực tiếp cùng nhóm đối tượng cần quan sát.

Phương pháp quan sát ngẫu nhiên là phương pháp quan sát một lần, không lặp lại.

Phương pháp quan sát hệ thống là phương pháp quan sát một cách tỉ mỉ, kiên trì, nhiều lần xung quanh đối tượng được nghiên cứu.

+ Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát

Ưu điểm

Có thể thu thập thông tin một cách trực tiếp nên phản ánh được hiện tượng cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể, loại bỏ được những sai số trung gian (nếu có).

Đảm bảo tính khách quan, do đó giúp cho việc đánh giá được chính xác hơn, điều tra viên còn có thể quan sát được nhiều tiêu chí khác.

Có thể điều tra được diện đối tượng tương đối lớn, đồng thời có thể ghi nhận được quá trình hành động theo thời gian.

Nhược điểm

Chỉ thu thập được những thông tin mang tính chất bề nổi. Điều tra viên dễ bị chai lỳ, thiếu nhạy cảm và vì thế khó kiểm tra được mức độ chính xác của thông tin.

Dễ gây mệt mỏi, đơn điệu ở cán bộ quan sát (vì phải quan sát nhiều ngày). Khó xây dựng được thang đo và tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 39 - 42)