- Xây dựng biểu đồ tiến trình điều tra
b. Tổ chức tập huấn điều tra viên
Điều tra viên được phân chủ yếu thành hai loại: một là, những người nghiên cứu chuyên nghiệp, hoặc bán chuyên nghiệp, có trình độ học vấn cao; hai là, những người dân tại chính địa bàn khảo sát, có khả năng tư duy và nhận thức tốt, am hiểu địa bàn.
- Các hình thức tập huấn điều tra viên
Tập huấn trực tiếp là hình thức tổ chức buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin và kinh nghiệm nghiên cứu một cách trực tiếp, mặt đối mặt.
Tập huấn gián tiếp thường được thực hiện thông qua việc gửi nội dung và hướng dẫn cách hỏi (qua đường bưu điện, hoặc các phương tiện truyền thông khác,...) cho cácđiều tra viên để họ nghiên cứu và tìm hiểu.
c. Triển khai thu thập thông tin
- Tiền trạm, thu thập những thông tin cần thiết
Tiền trạm để tiếp cận với thực địa, gặp được các cấp lãnh đạo, quản lý, các cơ quan hữu quan để chính thức xin phép triển khai nghiên cứu…
- Điều tra thăm dò và rút kinh nghiệm
Điều tra thăm dò giúp đánh giá tính khả thi của bảng hỏi, giúp phát hiện và lường trước những khúc mắc, những tình huống phát sinh để rút kinh nghiệm và thống nhất cách xử lý đối với các điều tra viên.
- Tiến hành thu thập thông tin chính thức
Tổ chức việc phát và thu phiếu điều tra định lượng dựa trên danh sách mẫu đã được xác định; Tiến hành các phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm (nếu có); Thu thập các tư liệu, tài liệu, văn bản liên quan đến mục đích của nghiên cứu; Thu thập các thông tin bổ sung về điều kiện sống, tâm trạng, sức khỏe của khách thể nghiên cứu bằng các phương pháp quan sát, tham dự…
Nếu các điều tra viên là người ở nơi khác đến thì cần phải có những người ở địa phương (thường có vị trí xã hội nhất định) làm nhiệm vụ dẫn đường và kết nối liên lạc với mẫu. Do vậy, tiến độ của cuộc điều tra cũng phụ thuộc vào mức độ nhiệt tình của nhóm đối tượng này.
a. Tổng hợp số liệu
Tổng hợp số liệu là quá trình đưa ra các thông số cơ bản của cuộc điều tra ở dạng ngắn gọn. Quá trình tổng hợp số liệu gồm các bước cơ bản sau:
- Giám định phiếu hỏi
- Kiểm tra các phiếu thiếu hoàn chỉnh (người trả lời không đúng; Trả lời vượt quá yêu cầu; Phiếu thu về mất một số trang, hết thời hạn; Phiếu thu về do một người khác không nằm trong đối tượng được ấn định trả lời).
b. Hiệu chỉnh phiếu
- Có thể gửi trở lại thực địa để trả lời lại các phiếu trả lời không đạt yêu cầu.
- Có thể tự điền các giá trị bị bỏ qua.
- Loại trừ các phiếu không đạt yêu cầu.
c. Mã hóa lập trình
Phần lớn các mã hóa được quy định khi lập bảng hỏi, sau khi thu thập thông tin cần bổ sung hoàn chỉnh các mã hóa trước khi nhập dữ liệu. Tạo file cơ sở dữ liệu.
d. Nhập dữ liệu từ phiếu vào máy vi tính
Kiểm tra các phiếu trước khi nhập dữ liệu; Nhập dữ liệu; Làm sạch số liệu trên máy tính; Biến đổi các dữ liệu cần thiết.
đ. Tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi số liệu đã được xử lý, nhà nghiên cứu cần in các bảng số liệu một chiều, hai chiều, nhiều chiều, biểu đồ, đồ thị; Tính sai số, độ tin cậy, kiểm tra giả thuyết thống kê.
e. Đưa các dữ kiện trật tự và phân tích
Đưa các dữ kiện vào trật tự và phân tích chúng là sắp xếp theo trật tự của lôgíc nhân quả được đặt ra trong giả thuyết.
g. Diễn giải dữ kiện và viết báo cáo
Có thể gọi diễn giải sự kiện và viết báo cáo theo ngôn ngữ thông thường là “biên soạn báo cáo”. Bước này kết thúc quá trình điều tra.
1. Các phương pháp được dùng trong nghiên cứu xã hội học? 2. Trình bày khái quát bước 1 trong tiến hành điều tra.
3. Trình bày khái quát bước 2 trong tiến hành điều tra. 4. Trình bày khái quát bước 3 trong tiến hành điều tra.
Chương 5
XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ