Phân loại câu hỏ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 47 - 48)

+ Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng là loại câu hỏi đã có sẵn các phương án trả lời.

Ví dụ: hoặc Không, Tán thành hoặc Không tán thành.

Hoặc: Theo bạn ý thức của người lái xe máy ở Hà Nội như thế nào?

1. Rất tốt 4. Tồi

1. Tốt 5. Rất tồi

2. Trung bình

Ưu điểm: dễ trả lời, quá trình xử lý, phân tích thông tin đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng.

Nhược điểm là không dùng được trong trường hợp nghiên cứu các vấn đề có tính chất chiều sâu (liên quan đến thái độ, động cơ, nhận thức,...).

+ Câu hỏi mở: Câu hỏi mở là loại câu hỏi chưa có phương án trả lời.

Ví dụ: Bạn có ý kiến và đề xuất gì về kênh truyền hình VTV3? Về nội dung:

Về thời điểm phát sóng: Về hình thức thể hiện:

Ưu điểm: thông tin được phản ánh trung thực, khách quan, thông tin mang tính chiều sâu.

Nhược điểm: dễ trả lời sai chủ định của nhà nghiên cứu, khó tập trung và phân tích thông tin; khâu xử lý thông tin rất phức tạp và tốn kém.

+ Câu hỏi kết hợp

Câu hỏi kết hợp là loại câu hỏi có một số phương án trả lời sẵn và một số phương án để ngỏ.

Ví dụ: Ông/bà hay trao đổi ý kiến của mình với ai? 1. Vợ/chồng 4. Đồng nghiệp

1. Con 5. Khác (ghi rõ):

2. Cha mẹ

+ Câu hỏi nội dung có ba loại chủ yếu là câu hỏi sự kiện, câu hỏi tri thức và câu hỏi thái độ, động cơ.

+ Câu hỏi chức năng có thể được chia làm ba loại: câu hỏi tâm lý, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi lọc.

d. Chọn mẫu trong nghiên cứu xã hội học- Những điều cần biết khi chọn mẫu - Những điều cần biết khi chọn mẫu

Mẫu là một bộ phận của tổng thể điều tra được lựa chọn để trực tiếp thu thập thông tin và có khả năng suy rộng cho tổng thể điều tra đó.

Việc chọn mẫu giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí (do không thể điều tra toàn bộ tổng thể).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w