cá nhân cụ thể mà hướng đến một nhóm xã hội, một cộng đồng người nhất định.
c. Tính tiêu chuẩn hoá
Mỗi hệ thống truyền thông đại chúng hoạt động trong một môi trường văn hóa - xã hội nhất định. Thông tin được truyền tải có thể phù hợp với vùng này, quốc gia này nhưng có thể không phù hợp với vùng khác, quốc gia khác.
d. Tính gián tiếp
Công chúng tiếp nhận thông tin của thế giới qua lăng kính của người truyền tin.
đ. Xu hướng thương mại hoá
Tăng cường tỷ trọng thông tin quảng cáo trên truyền thông đại chúng và tăng cường tính hấp dẫn của nội dung thông tin được truyền tải.
e. Xu hướng phi đại chúng hoá
Cùng với sự ra đời của máy tính và mạng Internet, thông tin được truyền tải rất đa dạng và phong phú. Thông qua Internet công chúng có thể tự tìm các luồng thông tin mà họ cho là cần thiết và phù hợp với nhu cầu của họ.
II. LỊCH SỬ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA XÃ HỘI HỌC TRUYỀNTHÔNG ĐẠI CHÚNG THÔNG ĐẠI CHÚNG
1. Lịch sử phát triển xã hội học truyền thông đại chúng
Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1930: việc nghiên cứu mô hình truyền thông có tính chất một chiều.
Giai đoạn đầu những năm 1940 đến đầu những năm 1960: Những thông điệp từ các phương tiện truyền thông đại chúng được lọc qua một số khâu trung gian rồi mới đến cá nhân và hoạt động của cá nhân còn bị chi phối bởi những tương tác xã hội khác.
Giai đoạn từ đầu những năm 1960 đến nay xuất hiện nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu về công chúng, về nội dung công
nghiệp hóa quá trình sản xuất các chương trình, nghiên cứu các nhà truyền thông, các chân dung xã hội của tầng lớp này…