Phương pháp Ankét

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 44 - 47)

+ Khái niệm

Phương pháp Ankét là phương pháp thu thập thông tin thông qua bảng hỏi, tiến hành trưng cầu ý kiến rộng rãi của các đối tượng, nhóm đối tượng được xác định trong đề tài.

+ Các hình thức Ankét

Phương pháp Ankét trực tiếp là phương pháp, trong đó bảng hỏi do chính người trả lời điền vào, có thể theo địa điểm, theo hình thức phát bảng Ankét, thùng phiếu…

Phương pháp Ankét gián tiếp là phương pháp mà bảng hỏi do cán bộ điều tra ghi. + Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Ankét

Phương pháp Ankét trực tiếp có ưu điểm là rẻ tiền, ít tốn kém, cho phép thu thập thông tin nhanh đối với nhiều người. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là bị phụ thuộc nhiều vào nhận thức của người trả lời; số lượng câu hỏi ít; số lượng phiếu thu về thường không đầy đủ.

Phương pháp Ankét gián tiếp có ưu điểm là không hạn chế số lượng câu hỏi, tạo được khả năng trả lời tất cả hoặc gần hết mọi câu hỏi; không bị phụ thuộc vào trình độ học vấn của người trả lời do có sự giúp đỡ của điều tra viên, số lượng phiếu thu về đầy đủ. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là chi phí cao, tốn kém, chuẩn bị công phu.

So sánh phương pháp phỏng vấn và phương pháp Ankét

Phương pháp phỏng vấn Phương pháp Ankét

Hai phương pháp này có sự khác nhau về mặt kỹ thuật.

Cuộc điều tra được tiến hành thông qua hỏi và đáp, người phỏng vấn và đối tượng được khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Cuộc điều tra được tiến hành thông qua câu hỏi bằng văn bản, nó được tiến hành gián tiếp qua cộng tác viên. Thông tin thu được sâu sắc hơn,

nhưng chuyên gia phải có trình độ cao.

Thông tin thu được nhiều mặt hơn và sự chuẩn bị lại công phu hơn.

Đây là phương pháp định tính, giúp tìm hiểu sâu về các phản ứng trong suy nghĩ, thái độ, tình cảm, động cơ, chính kiến,...

Đây là phương pháp nghiên cứu định lượng, chủ yếu đi vào thu thập các hành động, sự việc, xác định quy mô, kích thước,... Người được hỏi thường phải trà lời các câu hỏi: có bao nhiêu, nhiều ít như thế nào? Các câu hỏi thường đưa ra các phương án trả lời để người trả lời dựa vào đó lựa chọn ra các câu trả lời cho mình.

Là một quá trình tìm kiếm, khám phá, nó thường gắn với một số ít đối tượng nghiên cứu. Cuộc khảo sát không đặt ra các câu hỏi chung, đồng loạt cho

Phương pháp này được tiến hành trên một bảng câu hỏi đã được quy chuẩn chung cho mọi đối tượng (vài trăm, vài ngàn phiếu). Thông tin từ phương

mọi đối tượng, mà đi sâu vào các khía cạnh khác nhau. Thông tin nhiều chiều, phức tạp và đa dạng, thậm chí khác nhau về một vấn đề nào đó. Thông tin mang tính cá nhân, nó gắn với bối cảnh cụ thể dưới dạng ngôn ngữ.

pháp này chỉ biết được thái độ, mà chưa biết được động cơ, nguyên nhân, thông tin biểu đạt một cách đơn giản, nó thường được biểu hiện dưới dạng các sự kiện, con số. Tuy nhiên, thông tin thu được theo phương pháp này dễ mã hoá.

Việc lựa chọn mẫu không quá chặt chẽ. Nhà nghiên cứu có thể thay đổi một số trật tự trong thao tác nghiên cứu, thậm chí cả đối tượng phỏng vấn.

Yêu cầu chọn mẫu đại diện hết sức nghiêm ngặt.

Việc thu thập thông tin do chính nhà nghiên cứu thu thập thì tốt hơn là cho cộng các viên đi thu thập.

Việc thu thập thông tin thường do hệ thống cộng tác viên đã được tập huấn thực hiện.

Thông tin thu được không khẳng định một cách chắc chắn một kết luận nào đó, hoặc dùng để suy luận cho một diện dân cư hay một tầng lớp xã hội rộng lớn.

Thông tin mang tính khẳng định cao, mang tính đại diện cho một tập hợp xã hội đông người.

c.Xâydựng bảng hỏi

- Khái niệm

Bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin cá biệt theo đề tài nghiên cứu, là tổ hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai thác và thu thập thông tin trên cơ sở của các giả thuyết và mục đích của cuộc điều tra.

+ Yêu cầu đối với câu hỏi

Các câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, hạn chế dùng các từ ngữ không xác định, như: thường xuyên, đôi khi,... không nên lặp đi lặp lại mãi một loại câu hỏi.

Câu hỏi phải có trật tự, lôgíc, phù hợp với trình độ và đặc điểm của từng người và từng nhóm người cụ thể.

+ Kết cấu và trình tự sắp xếp một bảng hỏi

Phần mở đầu trình bày 3 vấn đề: (1) Mục đích của cuộc điều tra; (2) Hướng dẫn cho người được phỏng vấn cách trả lời câu hỏi; (3) Khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra, nghĩa là người trả lời không cần trả lời, hoặc ghi địa chỉ cụ thể, hay tên, họ của mình vào phiếu.

Phần nội dung thường là những câu hỏi về sự kiện, hành động dễ trả lời, những câu hỏi không bắt buộc suy nghĩ nhiều. Tiếp sau đó mới là các câu hỏi về tâm tư, tình cảm.

Phần kết luận thường trình bày lời cảm ơn.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w