Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 42 - 44)

+ Khái niệm

Phương pháp phỏng vấn là quá trình thu thập thông tin xã hội học thông qua quá trình giao tiếp bằng lời nói nhằm thu thập thông tin theo mục đích xã hội học.

Phỏng vấn thường Phỏng vấn sâu

- Là những cuộc phỏng vấn bình thường, nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho những mục đích nhất định nào đó.

- Cuộc phỏng vấn này tùy theo tình huống cụ thể mà đưa ra các nội dung câu hỏi khác nhau, cũng như thay đổi trật tự các câu hỏi, thêm bớt ý kiến.

- Là những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, hoặc đi sâu tìm hiểu một vấn đề chính trị, hay kinh tế - xã hội. Yêu cầu đối với người tiến hành cuộc phỏng vấn này là phải có nhiều kinh nghiệm, có học vấn cao và có sự am hiểu khá sâu sắc về lĩnh vực được phỏng vấn.

-Phải hướng người hỏi vào vấn đề mà mình định tìm hiểu, nhưng tránh dẫn dắt theo ý muốn chủ quan của mình, có nghĩa là 2 người vẫn hỏi - đáp một cách thoải mái.

Phỏng vấn này hay được sử dụng trong điều tra xét hỏi của công an.

Phỏng vấn tiêu chuẩn hoá Phỏng vấn không tiêu chuẩn hoá

- Là cuộc phỏng vấn đối tượng được tiến hành theo một trình tự nhất định với một nội dung được vạch sẵn.

-Đặc điểm của loại phỏng vấn này là có tính chất gò bó.

- Cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều phải tuân theo một trình tự nghiêm ngặt, người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung hay trật tự các câu hỏi.

-Xử lý đơn giản và dễ dàng hơn.

-Là cuộc đàm thoại tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn.

-Tùy theo tình huống cụ thể mà đưa ra các nội dung câu hòi khác nhau, cũng như thay đổi trật tự các câu hỏi, thêm bớt ý kiến.

Ưu điểm

Thu thập thông tin một cách trực tiếp, có thể loại bỏ sai số trung gian, đồng thời giảm tỷ suất rơi rụng thông tin xuống mức thấp nhất do gợi ý của người phỏng vấn.

Có thể thu thập được nhiều thông tin khác nhau.

Nhược điểm

Tốn kém vì trong quá trình phỏng vấn phải có nhiều người, vì phải có chi phí đào tạo cán bộ điều tra.

Chỉ có thể phỏng vấn một số lượng hạn chế những người được điều tra.

Một số trường hợp, người được phỏng vấn có thái độ mâu thuẫn, không đồng tình, không hợp tác, dẫn đến chỗ họ từ chối trả lời, hoăc trả lời sai, không chính xác.

Thái độ của người phỏng vấn cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả điều tra.

Việc xử lý thông tin thu được từ phương pháp phỏng vấn cũng phức tạp và tốn kém.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 42 - 44)