MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC 1 Bất bình đẳng xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 32 - 37)

1. Bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không bằng nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.

Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác nhóm xã hội khác. Xã hội học phát hiện, khám phá nguồn gốc của bất bình đẳng trong văn hóa và cấu trúc xã hội của bản thân các xã hội.

2. Tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là một mô hình phổ biến, mang đặc trưng của xã hội hiện đại. Tổ chức là một trong những loại nhóm, cộng đồng xã hội tạo nên cấu trúc xã hội. Không thể hình dung một xã hội, trong đó không có các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng,... Cũng không thể hình dung được một người hiện đại sống ngoài tổ chức.

Xã hội học quan tâm nghiên cứu tổ chức xã hội với tư cách là những yếu tố trung gian trong mối quan hệ con người và xã hội, là yếu tố tạo nên cấu trúc bền vững của xã hội.

Theo nghĩa rộng nhất, biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một trạng thái xã hội hoặc một nếp sống có trước.

Theo nghĩa hẹp, biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc của xã hội (hay tổ chức xã hội của xã hội đó), mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của xã hội.

Căn cứ vào nội dung của biến đổi xã hội thì có thể chia biến đổi xã hội thành biến đổi cấu trúc xã hội và biến đổi văn hóa xã hội.

Căn cứ vào tốc độ biến đổi có thể chia biến đổi xã hội thành: biến đổi chậm, biến đổi nhanh, biến đổi tuần tự và biến đổi nhảy vọt.

Các nhân tố gây ra sự biến đổi xã hội:

+ Con người + Dân số (dân cư) + Di động xã hội + Môi trường tự nhiên

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Khái niệm cơ cấu xã hội?

2. Phân tích các thành phần cơ cấu xã hội.

3. Xã hội hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới xã hội hóa?

Chương 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUXÃ HỘI HỌC

I.LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỘI HỌC

1. Khái niệm về phương pháp, phương pháp luận, kỹ thuật nghiên cứu vàphương pháp nghiên cứu xãhội học phương pháp nghiên cứu xãhội học

a. Phương pháp

Theo nghĩa từ, phương là lối, cách thức; pháp là phép. Vậy phương pháp có nghĩa là những cách thức đã trở thành phép tắc, phải tuân thủ khi tiến hành một công việc.

Theo nghĩa chung nhất, phương pháp có thể được định nghĩa là con đường, cách thức đạt được mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

Cũng có thể hiểu, phương pháp là một chương trình phân định trước một chuỗi thao tác phải làm để đạt được tới một kết quả nhất định.

b. Phương pháp luận

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp được sử dụng, hay là sự luận chứng về mặt lý thuyết những phương pháp nghiên cứu khoa học.

Đối với xã hội học, phương pháp luận là lý thuyết về phương pháp nhận thức xã hội, là cách thức mà nhà xã hội học tiếp cận đến đối tượng nghiên cứu của mình, là “hệ thống các nguyên tắc của triết học xã hội và lịch sử triết học nhằm giải thích cho con đường và luậngiải cho những phương pháp để xây dựng, làm tăng trưởng và vận dụng tri thức xã hội học”.

c. Kỹ thuật nghiên cứu

Kỹ thuật nghiên cứu là những thao tác chặt chẽ, có xác định rõ ràng, có thề truyền cho người khác, có thể áp dụng lại cho những trường hợp tương tự và thích ứng với mọi vấn đề và đối tượng mà người ta sử dụng.

d. Phương pháp nghiên cứu xã hội học

Phương pháp nghiên cứu xã hội học là sự thống nhất giữa ba cấp độ: cấp độ phương pháp luận, cấp độ phương pháp nghiên cứu điều tra xã hội học, cấp độ kỹ thuật nghiên cứu.

Theo một số tác giả, phương pháp nghiên cứu xã hội học là hệ thống các nguyên tắc để làm công cụ cho việc phân tích, khái quát và nghiên cứu về đời sống xã hội, được coi như là đối tượng của xã hội học. Có thể hiểu đó là tổng hợp tất cả các phương pháp, kỹ thuật và cách thức nghiên cứu xã hội học nhằm làm sáng tỏ bản chất các đặc trưng, cơ cấu, xu hướng và tính quy luật của các hiện tượng và các quá trình xã hội.

2. Các phương pháp được ứng dụng trong nghiên cứu xã hội học

học

Vì xã hội học là một khoa học xã hội nên phải dựa trên cơ sở lý luận của triết học. Các phương pháp này có thể được coi là những phương pháp có nhiều điểm ưu việt, vì nó xem xét các hiện tượng xã hội trên quan điểm tổng thể, có hệ thống, theo sự phát triển của lịch sử. Dựa vào phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp của triết học, các nhà nghiên cứu xã hội học đã xây dựng nên phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.

b. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp này chủ yếu được áp dụng khi nghiên cứu các hành vi của các cá nhân trong các nhóm xã hội.

Các nhà xã hội học sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để xây dựng thang đo, biến số, các câu hỏi,... (các vấn đề tế nhị như tình yêu ngoài hôn nhân, mê tín dị đoan, liên quan đến lợi ích của người trả lời,...).

Phương pháp này ngày càng tỏ ra cần thiết trong việc nghiên cứu các đề tài về dân tộc, gia đình, tôn giáo, thanh niên, phụ nữ, pháp luật, các loại tội phạm, các giá trị xã hội và các chuẩn mực xã hội.

c. Phương pháp lịch sử, cội nguồn

Xã hội học là khoa học chủ yếu nghiên cứu xã hội hiện tại, nhưng để hiểu được xã hội hiện tại, nó cần phải nghiên cứu các xã hội trong quá khứ: quy luật phát triển của xã hội loài người, đô thị, nông thôn, gia đình, tham nhũng, HIV/AIDS,...

Phương pháp cội nguồn đòi hỏi các nhà xã hội học phải tìm hiểu các điều kiện, hoàn cảnh,... nảy sinh các vấn đề, từ đó phân tích và lý giải các vấn đề hiện đang nghiên cứu.

d. Phương pháp so sánh

Có thể so sánh về thời gian; về không gian; về nội dung (giữa các đặc điểm của biến số).

Người ta có thể sử dụng phương pháp thống kê thông qua các bảng tần suất; tương quan hai chiều, tương quan ba chiều, hay tương quan bốn chiều,...; số trung bình; trung vị; MOD; hệ số tương quan; kiểm định giả thuyết thống kê; sai số trong chọn mẫu ngẫu nhiên;...

Phương pháp đồ thị được thể hiện thông qua các cột, quạt, đường gấp khúc, diện tích,...

Phương pháp mô hình hóa được thể hiện qua các bảng sống, bảng chết, kết hôn, ly hôn, tháp dân số, tháp phân tầng, hàm hồi quy,...

e. Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu của xã hội học dựa vào việc lượng hóa các biến số. Đây là phương pháp tìm hiểu và mô tả các hiện tượng xã hội dựa trên tư duy diễn dịch, từ các quy luật để giải thích các vấn đề cụ thể (thực chứng luận).

Nghiên cứu định tính là phương pháp mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của con người từ quan điểm của người được nghiên cứu, nắm bắt ý nghĩa của hiện tượng xã hội và kinh nghiệm của các cá nhân về thế giới (phản thực chứng luận).

g. Mối quan hệ giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trongphương pháp nghiên cứu xã hội học phương pháp nghiên cứu xã hội học

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng

- Cung cấp hiểu biết sâu - Trả lời câu hỏi tại sao?

- Nghiên cứu động cơ tư tưởng - Mang tính chủ quan

- Tìm kiếm khám phá, có tính chất thăm dò

- Các phương pháp chọn mẫu điển hình, cỡ mẫu nhỏ

- Tìm hiểu tư tưởng phía sau cách ứng xử - Quá trình diễn giải

- Đo mức độ phản ứng xảy ra - Trả lời câu hỏi bao nhiêu? - Nghiên cứu hành động sự việc - Mang tính khách quan hơn

- Cung cấp các chứng cứ có tính chất khẳng định - Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu lớn

- Đo mức độ hành động và triển vọng các hành động

- Các phương pháp thu thập thông tin định tính - Quá trình miêu tả

- Các phương pháp thu thập thông tin định lượng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 32 - 37)