1. Hành động xã hội
a. Khái niệm
Hành động xã hội là một phương thức thể hiện quan hệ của con người với con người và với xã hội nói chung.
Max Weber đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Hành động xã hội là hành động có tương quan với hành động của những người khác, trên cơ sở chủ thể hành động định hướng hành động của mình theo một ý nghĩa đã được cân nhắc”. Theo đó, hành động xã hội có hai đặc trưng nổi bật:
Một là, ý nghĩa do cá nhân hay một nhóm người gán cho hành động.
Hai là, sự định hướng hành động của mình trong mối tương quan với hành động của người khác để đạt được mục đích với một ý nghĩa chủ quan cụ thể.
Hành vi của con người là một chuỗi các mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng khác nhau. Nói đến hành vi xã hội là nói đến sự di động vật chất có ý nghĩa, và hướng vào người khác.
Khái niệm hành động xã hội phức tạp hơn khái niệm hành vi xã hội bởi nó chứa bốn cấu phần: (1) Sự di động vật chất; (2) Ý nghĩa; (3) Định hướng vào người khác; (4) Chờ đợi phản ứng đáp lại từ phía người khác.
c. Phân loại hành động xã hội
Theo M.Weber có bốn loại hành động xã hội: hành động duy cảm; hành động theo truyền thống; hành động duy giá trị; hành động duy lý - công cụ.
Theo Pareto, thì có hai loại hành động cơ bản: hành động lôgíc và hành động phi lôgíc.
Theo T.Parsons, hành động xã hội của con người là hành động lựa chọn một trong số các khả năng có thể có. T.Parsons đưa ra năm cặp định hướng giá trị cũng có tính chất lý tưởng để phân tích xã hội.
STT Các cặp định hướng giá trị
1 Định hướng vào cái chung, cái phổ
biến Định hướng vào cái riêng, cái đặc thù
2 Định hướng vào cái ấn định sẵn có, cái chế ước
Định hướng vào mục đích sẽ đạt tới, kết quả của hành động
3 Định hướng vào tính cảm xúc tích cực
Định hướng vào tính thờ ơ, trung lập 4 Định hướng vào tính tập trung, tính
cụ thể
Định hướng vào tính phân tán, tính trừu tượng
5 Định hướng vào tập thể hay nhóm Định hướng vào cá nhân (chính mình)
Trong cặp định hướng giá trị (1) của bảng trên, nói về việc con người định hướng vào cái chung, cái phổ biến hay cái riêng cái đặc thù. Ví dụ: sau khi tốt nghiệp phổ
thông hầu hết học sinh đều đi thi đại học, nhưng em A lại thi vào trung học vì muốn đi làm sớm để giúp đỡ gia đình.
2. Tương tác xã hội
a. Khái niệm
Tương tác xã hội là một trong hai mặt của mối quan hệ song trùng tạo nên con người và xã hội. Mặt kia là lao động, là hoạt động tác động vào giới tự nhiên. Do vậy, việc nghiên cứu tương tác xã hội sẽ trực tiếp góp phần làm sáng tỏ bản chất của mối quan hệ giữa con người và xã hội với tư cách là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
b. Tương tác xã hội và hành động xã hội
Tương tác xã hội có thể diễn ra dưới hình thức các hành động xã hội của các cá nhân đang hướng vào nhau. Trong quá trình lao động cùng nhau giữa hai hay nhiều hơn hai cá nhân tất yếu nảy sinh sự tương tác xã hội.
c. Tương tác xã hội và giao tiếp
Trong quá trình lao động cùng nhau tất yếu nảy sinh nhu cầu giao tiếp giữa các cá nhân. Qua giao tiếp, các cá nhân không những hiểu biết về thế giới xung quanh, mà còn hiểu biết lẫn nhau và hiểu rõ hơn về bản thân.
Các hình thức và phương tiện giao tiếp của con người rất phong phú và đa dạng, tạo nên nhiều mô hình tương tác xã hội khác nhau giao tiếp được thực hiện thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói và chữ viết.
d. Phân loại tương tác xã hội
- Tương tác cá nhân: Đây là mối tương tác xã hội giữa hai hay nhiều hơn hai cá nhân với nhau. Tương tác cá nhân là cơ sở của nhóm gốc như gia đình, nhóm bạn bè, nhóm nhỏ.
- Tương tác nhóm: Đây là mối tương tác xã hội giữa hai hay nhiều nhóm với nhau. Tương tác nhóm là tên gọi chung cho loại tương tác, trong đó nhóm người có thể là tổ chức, là cộng đồng, là xã hội.
- Tương tác giữa cá nhân với nhóm: Đây là tương tác xã hội giữa một bên là cá nhân vói một bên là nhóm.
- Tương tác - hợp tác: Đây là sự tương tác xã hội, trong đó các hành động của mỗi bên phối hợp và bổ sung cho nhau để vừa cùng thực hiện được mục tiêu của mình, vừa thực hiện được mục tiêu của người khác.
- Tương tác - cạnh tranh: Đây là mối tương tác xã hội, trong đó các bên tham gia đều ra sức tìm mọi cách để đạt được mục tiêu nhất định, mà nếu bên này đạt được nhiều thì bên kia đạt được ít, hoặc bên này đạt được thì bên kia không đạt được.
Ngoài ra còn có tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp, tương tác đồng thời và tương tác nối tiếp, tương tác tạm thời và tương tác lâu bền, tương tác bình đẳng và tương tác bất bình đẳng,... và nhiều bảng phân loại khác nữa.