THỂ LÀM ĐƯỢC
Moxi là ông chủ tiệm thời trang của một thị trấn ở Mỹ. Một hôm có một đoàn trẻ con tụ tập trước nhà hàng của ông vừa hò hét vừa chửi: “Đồ Do Thái, đồ Do Thái”.
Đến tối sau khi cửa hàng đóng cửa, Moxi cho mỗi đứa trẻ 25 hào Mỹ và đồng thời cảm ơn chúng”.
Ngày thứ 2, lại có một lũ trẻ con vừa chơi vừa chửi “đồ Do Thái”. Đến chập tối, mỗi đứa trẻ được 15 hào, Moxi lại cảm ơn chúng.
Ngày thứ 3, bọn trẻ lại đến chửi thề, đến tối mỗi đứa nhận được 10 xu, bọn trẻ con mặc dù không vui nhưng vẫn nhận.
Ngày thứ 4 bọn trẻ lại đến quấy rối, nhưng đến tối thì chúng chẳng nhận được gì.
Bọn trẻ cảm thấy khó hiểu liền hỏi: “Chú, tại sao chú không cho bọn cháu tiền”. Moxi trả lời: “Rất cảm ơn các cháu đã giúp cho quảng cáo, việc này đã có hiệu quả rồi!”.
Vậy đó là hiệu quả gì?
Thứ nhất, đương nhiên là hiệu quả quảng cáo. Ở Mỹ, nghề thiết kế sản xuất trang phục là công việc của người Do Thái, 95% trang phục nữ và 85% trang phục nam đều do các cửa hàng của người Do Thái sản xuất. Do đó, chỉ cần nói cửa hàng thời trang của người Do Thái là có thể thu hút được không ít khách hàng. Bọn trẻ cả ngày kêu la “đồ Do Thái, đồ Do Thái” vô tình đã tuyên truyền với công chúng, đó là cửa hàng thời trang của người Do Thái. Thương nhân tinh nhanh thường tính toán tỉ lệ giữa giá thành và lợi nhuận, giá thành càng thấp thì đương nhiên lợi nhuận càng cao. Chỉ cần bỏ ra 10 hào bọn trẻ vẫn tình nguyện quảng cáo thì đâu cần phải bỏ ra 25 hào. Một thị trấn nhỏ chỉ cần 4 ngày quảng cáo là mọi người sẽ biết, bởi thế đó là “hiệu quả có lời”.
Thứ hai, cho bọn trẻ biết rằng thái quá không có lợi chút nào. Lúc đầu khi bọn trẻ đến chửi “đồ Do Thái”, đó chỉ là biểu hiện của sự bắt chước người khác. Thế nhưng, đối với hành vi của bọn trẻ, nếu chửi bới hay đe dọa chúng thì chỉ có thể làm kích động đến tâm lý phản nghịch của chúng, dễ gây phiền phức nhưng không có tính thiết yếu thực tế. Ngược lại, đưa tiền cho bọn trẻ sẽ khiến chúng “càng chửi càng hăng”, vô tình biến sự náo nhiệt ngây thơ của bọn trẻ thành việc có tính toán, tranh thủ tiền thưởng của người Do Thái, mà tính tích cực của việc làm này sẽ giúp quảng cáo cho cửa hàng. Đến ngày thứ 4, khi quảng cáo của Moxi đã có hiệu quả, ông dừng việc đưa thù lao cho bọn trẻ, kết thúc sự náo loạn?
Câu chuyện này có thể chứng minh đầy đủ rằng, người Do Thái trong kinh doanh rất có khả năng dùng biện pháp lợi dụng “tiền” để có hiệu quả nhất cử lưỡng tiện.
Xiangli - Laiman là người đầu tiên của gia tộc Lai - Man từ châu Âu đến Mỹ. Sau khi đến miền Nam nước Mỹ làm về thương nghiệp một thời gian, ông cùng hai cậu em Ymanuie và Maiye cùng định cư ở đây, trở thành ông chủ cửa hàng tạp hóa. Vùng này là vùng sản xuất bông, nông dân có rất nhiều bông nhưng họ không có tiền mua đồ dùng hàng ngày, ông liền nghĩ cách đổi hàng tạp hóa lấy bông, hai bên đều rất thích: nông dân có được những gì họ cần còn ông có thể bán được hàng hóa.
Tuy chỉ kinh doanh nhưng cách làm này giúp anh em họ lãi hai lần. Phương thức này không chỉ thu hút được những khách hàng không có tiền đến mua đồ dùng hàng ngày, giúp tăng mức tiêu thụ mà còn có lợi với việc hạ thấp giá của bông, nâng cao giá của hàng hóa hàng ngày, đồng thời giúp cho cửa hàng tạp hóa giảm phí vận chuyển trong quá trình nhập hàng tạp hóa và xuất chuyển bông đã thu mua.
Chẳng bao lâu, anh em Lai Man từ những ông chủ tiệm tạp hóa đã trở thành thương nhân buôn bán bông hạng lớn. Bông trở thành lĩnh vực kinh doanh quan trọng của họ. Trong thời gian Chiến tranh Nam Mỹ, tại Luân Đôn, anh em Lai Man đã tiếp thị nghiệp vụ của Liên bang, tiếp thị bông ở châu Âu, sau chiến tranh họ đã mở một sở sự vụ tại New York, đồng thời vào năm 1887, trong giao dịch tại New York đã đạt được ghế Chủ tịch, trở thành nhà cung cấp về nông sản phẩm bông, nguyên liệu dầu, bước vào con đường phát triển trên quy mô lớn.