Mậu dịch gửi đồ

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 81)

Trong một số từ điển kinh tế học, cụm từ “mậu dịch gửi đồ” còn chưa xuất hiện, nhưng cùng với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của con người, lĩnh vực kinh doanh này ngày càng thể hiện tiềm lực mạnh mẽ của mình.

Thế nào là mậu dịch gửi đồ? Trên đường Sơn Từ của Quảng Châu có một cửa hàng tên là “Tín Thành”, người mua sẽ dùng hàng hóa gửi thác cho việc tiêu thụ, sau khi bán, lấy ra một số hàng để làm phí thủ tục, tiền dư còn lại gửi cho người bán. Do người nhận tiêu thụ không được định giá cả lên xuống, vận chuyển, hao tổn, bảo hiểm… nên quan hệ giữa chủ nhân của hàng hóa và người nhận bán không thuộc quan hệ mua bán.

Phương thức kinh doanh mậu dịch gửi đồ này làm cho hàng hóa có người nhận bán, chủ hàng hóa không phải trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Căn cứ vào đặc điểm của phương thức kinh doanh này, từng có người đề nghị thành lập cửa hàng đồ chơi cũ, chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em đã qua sử dụng nhưng vẫn còn khả năng dùng được…, cách làm này giúp tiết kiệm tài chính cho các gia đình, đồng thời làm giảm gánh nặng thu cất đồ.

Ngoài ra, từ khi thực hiện chính sách mở cửa, trong công tác xuất nhập khẩu hàng hóa đã sử dụng phương pháp “mậu dịch gửi đồ” đối với một lượng lớn các sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu thuốc, đồ hóa trang, đồ trang sức, sản phẩm mỹ nghệ, thời trang… Quy cách sản phẩm phức tạp, không dễ dàng phân chia một cách rõ ràng, nên cách làm này được khách hàng hoan nghênh, chủ hàng cũng rất vui.

Hiện nay có một số hàng hóa do nhà nước sản xuất cung không đủ cầu. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, khách nước ngoài ngày càng tăng, để có thể đáp ứng nhu cầu của họ thì hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu có tiềm năng lớn, cách làm này không phải bỏ tiền ra mua bán, rất thuận tiện cho khách hàng, lại có thể phát triển ngoại thương, dần dần thu ngoại hối, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện.

Ngày nay ở Trung Quốc đã phát triển nghề nhập khẩu gửi bán hàng, mặt hàng chủ yếu là thuốc lá, rượu, hàng mỹ phẩm hóa trang. Năm 1980, từ khi công ty xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ Bắc Kinh bắt đầu gửi bán thì các địa điểm nhận bán đã phát triển lên mười mấy địa điểm. Năm 1985, chỉ riêng với đồ hoá trang, tiền ngoại hối đã là 16.250.000 Nhân dân tệ. Đồng thời, hàng hóa gửi bán còn có thể giảm bớt khoản chi cho quốc gia, cung cấp những tư vấn về mặt hàng thực. Không những thế, còn có thể nhờ vào việc nhập các mặt hàng gửi tiêu thụ mà có được những tiềm năng kỹ thuật. Giống như công ty Cư Sinh Đường của Nhật đã biến việc gửi tiêu thụ thành việc nhập vào chuyển nhượng kỹ thuật, hợp tác sản xuất hàng loạt nước gội đầu Hoa Tư. Công ty Lailiya của Pháp cũng hợp tác tương tự như ở Trung Quốc.

Mậu dịch gửi đồ không những phục vụ sản phẩm và hàng hóa với số lượng lớn mà còn có thể phục vụ cả hàng hóa cũ, những linh kiện cũ. Các ngành nghề đều có khả năng trở thành nghề có tiềm năng trên thị trường.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-nghe-thuat-quan-ly-kinh-doanh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)